Bé ăn dặm bị tiêu chảy phải làm thế nào?

Bé ăn dặm bị tiêu chảy là tình trạng rất thường gặp. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy và cách cải thiện? Mẹ đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trẻ ăn dặm dễ bị tiêu chảy?

Giai đoạn ăn dặm trẻ rất hay gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy.

Khi bé bắt đầu bước sang chế độ ăn dặm là dấu mốc trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn cho sự phát triển của cơ thể. Bởi vậy, việc bú sữa mẹ hay sữa công thức phải giảm dần đi thay vào đó là sự hấp thu từ những thức phẩm ăn dặm khác.

Chế độ dinh dưỡng với những cấu trúc món ăn mới khiến cơ thể trẻ cần có thời gian thích nghi hay phản ứng lại. Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa còn non nớt, những sai lầm trong chế biến hay lựa chọn thực phẩm là những nguyên nhân hàng đầu khiến bé ăn dặm dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó, các vấn đề tiêu hóa thường gặp phải tình trạng khó tiêu, chướng bụng và tiêu chảy,…

Khi mắc chứng tiêu chảy, cơ thể trẻ rất mệt mỏi, chán ăn, nôn oẹ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Vậy khi bé ăn dặm bị tiêu chảy phải làm thế nào? Mẹ cùng theo dõi ngày phần tiếp theo dưới đây nhé!

Bé ăn dặm bị tiêu chảy phải làm thế nào?

Đảm bảo bù đủ nước khi bé ăn dặm bị tiêu chảy

Hãy cho bé uống nước và ăn các món lỏng để cơ thể được bù nước khi bị tiêu chảy.

Khi bé bị tiêu chảy chắc chắn rằng cơ thể trẻ sẽ mất rất nhiều nước. Bởi vậy, mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho trẻ. Lúc này, các món ăn dặm cho trẻ mẹ nên nấu ở dạng lỏng, nhiều nước để bé vừa dễ ăn lại dễ hấp thu. Mẹ có thể tham khảo các món ăn như cháo loãng nấu cùng chút muối với tỉ lý 1 lít nước chỉ khoảng 3gr muối, các loại súp rau củ, súp thịt, canh hầm…

Chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất

Khẩu phần ăn mỗi bữa của trẻ cần cân đối đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Các thực phẩm nấu cháo, bột cho bé nên được chế biến mềm, xay mịn để trẻ tiêu hoá được dễ dàng hơn. Thực phẩm nên ưu tiên cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy là gạo, khoai tây, cà rốt, thịt gà, thịt lợn, hồng xiêm… Mẹ cho bé ăn dạng thức ăn từ loãng đến đặc, tăng dần số lượng từ ít đến nhiều để hệ tiêu hoá của con được thích nghi từ từ nhé.

Để tránh tình trạng tiêu chảy của con trở nên tồi tệ hơn mẹ nên hạn chế sử dụng các loại sữa chứa đường lactose, sữa động vật, thực phẩm chứa nhiều chất béo, các loại nước ngọt… trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và chế biến món ăn dặm cho con

Vệ sinh an toàn thực phẩm là bước quan trọng giúp bé phòng tránh các bệnh đường ruột.

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tiêu chảy của bé thức ăn dặm của bé bị nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản món ăn, nguồn nước không sạch, nước uống không được lọc kĩ và đun sôi cẩn thận.

Do đó, để phòng ngừa các chứng bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là tiêu chảy, mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm cho bé nhé. Mẹ nên chọn mua các loại thực phẩm hữu cơ, chế biến sạch sẽ và luôn tuân thủ tiêu chí ” đun chín, uống sôi” khi chăm sóc trẻ ăn dăm nhé. Vệ sinh dụng cụ nấu ăn và đồ dung khi ăn cho bé cũng rất quan trọng.

Không nên ép trẻ ăn khi trẻ đang bị tiêu chảy

Mẹ không nên ép con ăn quá nhiều vì thấy con xanh xao, mệt mỏi do chứng bệnh tiêu chảy gây nên. Lúc này, mẹ hãy để con ăn theo nhu cầu và chia nhỏ nhiều bữa trong ngày cho bé. Sau khi khỏi tiêu chảy, mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn dinh dưỡng như hiện tại gồm các món hầm mềm, xay nhỏ mịn để bụng con được ổn định. Dần dần, mẹ mới bổ sung thêm các bữa phụ cho bé nhé.

Như vậy, khi bước vào giai đoạn ăn dặm trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy. Vậy nên, mẹ nên có sự tìm hiểu kĩ về các cách thức cho bé ăn dặm cũng như chế biến, lựa chọn thực phẩm để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển và sức khoẻ của bé.

Chúc các bé yêu luôn vui khoẻ!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà