Biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão

Mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm,…. Chính vì thế ba mẹ cần chú ý đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão. Dưới đây là các gợi ý để ba mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ tốt hơn.

Một số bệnh trẻ em có thể mắc phải trong mùa mưa

Bệnh đường hô hấp

phòng chống dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão

Trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp trong mùa mưa bão

Triệu chứng của trẻ khi bị bệnh này là trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, ho, có đàm, thở khò khè, có trẻ thở rất khó. Nguyên nhân là do những vi rút siêu nhỏ đã xâm nhập vào mũi và họng của bé, rồi dần dần lây lan xuống phế quản, phổi. Trong nhiều trường hợp, một số vi khuẩn khác cũng nhân cơ hội đó tấn công vào bộ máy hô hấp của trẻ, làm cho bệnh trở nên nặng thêm.

Sốt rét

Vào mùa mưa, nước đọng ở cống rãnh, chai lọ nhiều, đây là nơi muỗi thường hay đẻ trứng. Bên cạnh đó, trẻ em thích nghịch nước nên dễ bị muỗi đốt hơn. Vì thế, ba mẹ nên chú ý cho trẻ mặc quần áo dài, sử dụng thuốc xịt muỗi để phòng chống muỗi.

Sốt xuất huyết

phòng chống dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão

Trẻ dễ mắc bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa bão

Bệnh sốt xuất huyết cũng là một trong các bệnh đáng lo ngại khi mùa mưa nhiều. Muỗi là nguồn truyền bệnh, mang virus sốt xuất huyết khi đốt sẽ khiến bệnh này lây lan sang nhiều người. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết các mẹ có thể nhận thấy như ở trẻ nhỏ bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì cảm thấy đau đầu, chán ăn, buồn nôn. Trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục, sốt dẫn đến xuất huyết, có nguy cơ tử vong nên các mẹ cần chú ý những dấu hiệu này để đưa trẻ đi bệnh viện kịp thời.

Bệnh tả

Bệnh tả không phải là một bệnh truyền nhiễm do muỗi như sốt xuất huyết nhưng đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người. Bệnh này thường gây ra bởi một loại vi khuẩn phát triển trong môi trường nước bị ô nhiễm, những thực phẩm được chế biến từ nguồn nước bị ô nhiễm.

Khi thấy trẻ bị tiêu chảy nhiều lần và cơ thể bị mất nước nhanh chóng thì có thể trẻ đã mắc bệnh tả.

Bệnh thương hàn

Khi trời mưa bão, nguồn nước có thể bị ô nhiễm. Mà bệnh thương hàn là một căn bệnh lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm không an toàn vệ sinh. Vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn thường phát triển trong những môi trường bẩn thỉu, không vệ sinh. Bệnh thương hàn rất nguy hiểm vì dù đã được điều trị nhưng nó vẫn tồn tại trong túi mật. Dấu hiệu khi mắc bệnh thương hàn như sốt, đau bụng, đau đầu dữ dội.

Sốt siêu vi

Trong mùa mưa trẻ có khả năng bị sốt siêu vi nhiều hơn. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh này có thể nhận thấy như hắt hơi nhiều lần, sốt cao, suy nhược cơ thể và đau họng.

Bên cạnh các bệnh kể trên, vào mùa mưa còn hay gặp các bệnh ngoài da như nước ăn chân, viêm nang lông, mụn mủ trên da, viêm ké… nhất là khi đường phố thường xuyên ngập nước.

Biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong mùa mưa bão

Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ, hạn chế trẻ gặp phải các bệnh trong mùa mưa bão, ba mẹ cần chú ý các biện pháp phòng chống sau:

Hạn chế nơi muỗi sinh sản

phòng chống dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão

Hạn chế nơi muỗi sinh sản

Muỗi sinh sôi rất nhanh ở những nơi có nước đọng lại, vì thế ba mẹ hãy làm sạch những chỗ có khả năng đọng nước trong nhà như chai lọ, xô chậu chứa nước, máy lọc nước, máy lạnh, …, đậy kín các thùng chứa nước trong gia đình và giữ bồn rửa chén, rửa tay luôn khô ráo.

Ngoài ra, mẹ nên ngăn tường ẩm ướt, đóng kín cửa sổ khi trời mưa để ngăn muỗi, ruồi và côn trùng vào nhà.

Trang bị áo mưa, ô, ủng đi mưa cho bé

Vào mùa mưa bão, ba mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng cho bé ô, áo mưa, ủng đi mưa mỗi khi ra ngoài đề phòng cơn mưa có thể đến bất chợt.

Đảm bảo cho trẻ uống nước sạch

Hệ miễn dịch và bộ máy tiêu hoá của trẻ em yếu hơn người lớn nên trẻ em khi uống phải nguồn nước bị ô nhiễm có thể dễ mắc bệnh tả, đau bụng, tiêu chảy… hơn người lớn. Ba mẹ nên có bộ máy lọc nước trong gia đình và tùy thuộc vào chất lượng nước tại khu vực ba mẹ sống mà nên đầu tư bộ máy lọc nước như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra mẹ cũng nên chú ý cho trẻ uống nước đun sôi là tốt nhất.

Hướng dẫn trẻ rửa đúng cách và thường xuyên

phòng chống dịch bệnh cho trẻ mùa mưa bão

Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách và thường xuyên

Rửa tay là thói quen vàng để bảo vệ sức khỏe. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi về nhà. Việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa..

Tắm cho trẻ sau khi đi mưa

Sau khi bị ướt mưa cơ thể trẻ sẽ bị giảm nhiệt độ đột ngột. Do đó, sau khi đi mưa về, ba mẹ nên lau người khô cho bé, cho bé một ly nước nóng hoặc một chén súp trước, sau đó mới tắm cho bé nhé.

Trang bị chống muỗi đốt trẻ

Để phòng tránh muỗi đốt, ba mẹ cần trang bị cho bé màn chống muỗi, sử dụng thuốc xịt hoặc kem chống muỗi, đồng thời cho bé mặc quần áo dài tay, đặc biệt khi đi ra ngoài vào buổi tối.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Để bảo vệ hạn chế trẻ bị ốm, tránh bệnh tật, mẹ cần xây dựng cho bé một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất. Hãy cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây, đặc biệt là những loại giàu vitamin C như cam, chanh. Bên cạnh đó, việc bổ sung men vi sinh qua sữa chua cũng rất quan trọng để tăng cường sức khỏe đường ruột.

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bên cạch việc bổ sung cho trẻ thực phẩm ăn uống hàng ngày, ba mẹ có thể bổ sung các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc và khuyến khích trẻ vận động, tập luyện thể chất để giúp trẻ tăng sức đề kháng và nâng cao sức khoẻ tốt hơn.

Mùa mưa không phải là trở ngại để bé vui chơi. Ba mẹ hãy tạo điều kiện cho bé khám phá thế giới xung quanh, nhưng đừng quên chuẩn bị kỹ càng để bảo vệ bé khỏi những tác động xấu của thời tiết.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone