Canxi là một dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ. Thiếu canxi gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nội dung bài viết này sẽ chia sẻ top 7 tác hại khi trẻ nhỏ thiếu canxi mẹ nhất định phải biết.
Theo các chuyên gia, trẻ nhỏ thiếu canxi có thể dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như sau:
1. Hệ miễn dịch bị suy yếu
Hệ miễn dịch bị suy yếu
Canxi đóng vai trò là thành phần phát hiện ra những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể. Sau đó sẽ thông báo kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu canxi ở trẻ nhỏ sẽ làm giảm chức năng của hệ miễn dịch. Từ đó khiến trẻ dễ mắc bệnh theo mùa, thường xuyên bị ốm vặt.
2. Còi xương, chậm phát triển
Ở giai đoạn đầu, canxi là chất giúp trẻ có sự hình thành cơ bản cũng như củng cố khung xương. Nếu bị thiếu canxi sẽ dễ dẫn đến tình trạng canxi hóa các đầu sụn và xương non diễn ra sớm hơn bình thường. Từ đó trẻ sẽ không phát triển đúng các giai đoạn, trở nên thấp còi, nhỏ bé hơn các bạn cùng trang lứa.
3. Xương bị biến dạng
Trong giai đoạn phát triển khung xương nếu trẻ nhỏ không được nạp đủ hàm lượng canxi, các xương này sẽ yếu đi hoặc bị biến dạng. Trẻ sẽ không thể tập đi cũng như cầm các đồ vật bình thường. Một số trẻ còn xuất hiện hiện tượng chân vòng kiềng, chân chữ X, cong, vẹo cột sống…
4. Dẫn đến suy dinh dưỡng
Dẫn đến suy dinh dưỡng
Canxi đóng vai trò liên kết enzyme và tham gia vào quá trình phân giải một số thực phẩm vào cơ thể. Lúc này cơ thể trẻ không thể hấp thụ được dinh dưỡng như mong muốn dẫn đến thiếu chất và gây suy dinh dưỡng.
5. Hệ thần kinh bị rối loạn
Canxi là chất hỗ trợ quá trình truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Nếu trẻ nhỏ bị thiếu canxi thì các xung đột thần kinh có thể bị ức chế và gây nên tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức, tăng động bất thường ở trẻ.
6. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ
Khi bị thiếu canxi, cơ thể trẻ xuất hiện trạng thái xung đột dây thần kinh, vỏ não luôn bị kích thích hưng phấn khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc đêm và giật mình khi ngủ.
7. Co giật
Một trong những tác hại khi trẻ nhỏ thiếu canxi gây ra chính là trẻ bị co giật. Tình trạng này bắt nguồn từ thiếu canxi trong quá trình trao đổi ion qua các màng tế bào. Các phản ứng rối loạn dễ dẫn đến biểu hiện co giật các cơ.
Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Bố mẹ nên lưu ý bổ sung vào bữa ăn của trẻ những thực phẩm giàu canxi như các loại sữa, hải sản, rau xanh, các loại đậu, hoa quả tươi…
Cùng với đó, thực phẩm giàu canxi thường có chứa nhiều vitamin D, A và axit béo omega-3… Các thành phần này góp phần phát triển hệ xương, trí não, giúp bé thông minh và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh cho bé
Bố mẹ nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên. Đây là phương pháp bổ sung vitamin D cực hiệu quả, dễ thực hiện. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 8h đến 10 giờ sáng. Bởi sau 10h, ánh nắng từ mặt trời có chứa tia UV có thể khiến da trẻ bị tổn thương.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích con vận động, tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn để con khỏe mạnh và cao lớn.
Uống bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có chứa canxi và vitamin D
Uống bổ sung thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có chứa canxi và vitamin D
Với những bé trên 1 tuổi, để khắc phục tình trạng thiếu canxi thì mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm có chứa vitamin D3 và canxi để tăng cường sức khỏe toàn diện cho con.
Hiện nay, canxi tảo biển là loại canxi hữu cơ, giúp hấp thu 97% lượng canxi vào cơ thể giúp trẻ tăng chiều cao an toàn và bền vững. Và đặc biệt, loại canxi này đảm bảo độ lành tính cao, không gây tác dụng phụ như nóng trong. Vì thế, mẹ có thể yên tâm khi chọn bổ sung cho con yêu của mình.
Đưa trẻ đi khám thiếu canxi
Đưa trẻ đi khám thiếu canxi
Để có biện pháp khắc phục tình trạng tốt nhất, bố mẹ cũng nên thăm khám bác sĩ nếu trẻ có biểu hiện thiếu canxi nghiêm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng của con mình rồi đề ra biện pháp cải thiện tối ưu nhất.
Theo đó, bạn nên chọn các địa chỉ chuyên khám nhi uy tín, được nhiều người biết đến như các bệnh viện với sự tham gia của những bác sĩ chuyên ngành về nhi khoa như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi Đồng, Viện dinh dưỡng….
Tổng hợp: Linh Chi