Mách mẹ cách nhận biết trẻ nhỏ bị còi xương chuẩn nhất

Còi xương ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vậy, mẹ đã biết cách nhận biết trẻ nhỏ bị còi xương chưa? Tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu bệnh còi xương ở trẻ

Mách mẹ cách nhận biết trẻ nhỏ bị còi xương chuẩn nhất

Tìm hiểu về bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Còi xương ở trẻ nhỏ xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt lượng lớn vitamin D cần thiết. Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 dưỡng chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phốt pho.

Bệnh còi xương ở trẻ phổ biến trong 3 năm đầu đời mà nguyên nhân chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, chế độ dinh dưỡng không đủ chất canxi – phốt pho và không được nuôi bằng sữa mẹ. Những em bé có nguy cơ bị còi xương thường thuộc các nhóm sau:

  • Bé bị sinh non hoặc sinh đôi
  • Cho bú sữa ngoài thay vì sữa mẹ
  • Nặng cân, quá bụ bẫm
  • Trẻ có da dẻ sẫm màu
  • Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết thiếu nắng, âm u.

Mách mẹ cách nhận biết trẻ bị còi xương chuẩn nhất.

Nhận biết trẻ còi xương giai đoạn đầu

Mách mẹ cách nhận biết trẻ nhỏ bị còi xương chuẩn nhất

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương giai đoạn đầu

  • Ở giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc bé cẩn thận hơn.
  • Nếu thấy bé mọc ít tóc hoặc tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu bé không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng sẽ bị thiếu phốt pho.

Nhận biết trẻ bị còi xương nặng

Mách mẹ cách nhận biết trẻ nhỏ bị còi xương chuẩn nhất

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương nặng

  • Giai đoạn này cũng sẽ xuất hiện trong 6 tháng đầu đời. Mẹ cần chú ý nếu thấy bé hoạt động kém bình thường, chân tay uể oải, chân vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu…thì nên cho bé đi khám ngay.
  • Ở giai đoạn bệnh trở nặng, mẹ sẽ thấy xương của bé mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như bé không xương. Hình dáng đầu cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô ra. Phần xương ở cổ tay và ngón tay thì nhô hẳn lên.
  • Chứng còi xương có thể thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của bé gái.

Tuy nhiên trên thực tế, còn một số dấu hiệu khác có thể nhận biết được khi bé bị còi xương như sau:

  • Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, thường xuyên táo bón.
  • Trong trường hợp còi xương cấp tính: các bé có thể bị co giật do hạ canxi máu.
  • Các cơ nhão làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Điều này nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng như: gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng chữ O hoặc chữ X…. Các biến dạng của xương sẽ làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh sản sau này của các bé gái.

Các cách cải thiện tình trạng còi xương ở trẻ nhỏ

Nếu như phụ huynh nhận thấy con mình có những biểu hiện kể trên, cần đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể khắc phục còi xương ở trẻ nhỏ tại nhà bằng cách:

  • Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày: Tác động của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời khiến chất tiền tố trên bị hoạt hóa, sau đó hình thành nên vitamin D. Vitamin D giúp điều hòa canxi, phốt pho trong máu dễ dàng được hấp thu và chuyển hóa hơn. Chú ý thời gian tắm nắng cho trẻ là trước 9h sáng và trong vòng khoảng 10-30 phút và nên đeo kính râm để bảo vệ mắt của trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Với trẻ sơ sinh thì nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Khi đến tuổi ăn dặm, bố mẹ chú ý chọn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và hải sản trong thực đơn hàng ngày của bé. Bên cạnh đó, nên bổ sung thêm dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù được uống đủ vitamin D trẻ cũng khó hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
  • Khuyến khích bé tăng cường vận động với các bài tập đơn giản phù hợp với lứa tuổi để tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, với những trẻ còi xương chậm lớn, mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ bổ sung vitamin D, giúp tăng cường hấp thu canxi hỗ trợ xương chắc khỏe và đồng thời tăng sức đề kháng cho bé. Khi con khỏe mạnh, bé phát triển chiều cao tối ưu và tăng cường sức khỏe nhanh chóng.

Mách mẹ cách nhận biết trẻ nhỏ bị còi xương chuẩn nhất

Mẹ kết hợp dùng các sản phẩm giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ xương bé chắc khỏe

Theo đó, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa vitamin D3 và canxi. Đây là những vitamin và khoáng chất quan trọng và là yếu tố ảnh hưởng lớn tới chiều cao của bé. Vitamin D được bổ sung đầy đủ sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ xương chắc khỏevà bé cao lớn hơn. Hiện nay, canxi tảo biển là một trong những dạng canxi dễ hấp thu và đảm bảo lành tính an toàn mà mẹ nên ưu tiên dùng cho bé nhà mình.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone