Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và mệt mỏi. Vậy bé chậm tăng cân phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các mẹ giải pháp cải thiện cân nặng khi bé chậm tăng cân.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bé chậm tăng cân?
Bé chậm tăng cân, kém hấp thu kéo dài có thể khiến trẻ dễ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, sức đề kháng kém. Tùy thuộc vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà các nguyên nhân ảnh hưởng tới cân nặng của bé cũng khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân phổ biến theo từng nhóm tuổi của trẻ:
Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng:
Với trẻ trên 6 tháng (bắt đầu ăn dặm):
Bé chậm tăng cân phải làm sao? Dưới đây là những giải pháp cho trẻ chậm tăng cân từ chuyên gia dinh dưỡng.
Duy trì nguồn sữa tốt nhất cho bé
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất. Do đó, mẹ cần cho bé bú mẹ đủ trong 6 tháng đầu đời và duy trì cho bé bú đến 24 tháng. Mẹ cố gắng duy trì cho bé bú mỗi 2-3 giờ/lần để hấp thu tối đa dưỡng chất từ sữa mẹ giúp tăng cân cho bé tốt nhất.
Trong thời gian cho con bú, mẹ cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết vào thực đơn ăn hàng ngày để tăng lượng sữa và đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt cho con bú giúp bé phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn hằng ngày của mẹ nên bổ sung những thực phẩm như: sữa, bơ, trứng, thịt gà, các loại trái cây và hạt sấy khô…
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé dùng thêm sữa bột hoặc sữa công thức ngoài sữa mẹ hạn chế tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn đa dạng với đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện
Đối với trẻ ăn dặm, một trong những yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng chậm tăng cân ở trẻ chính là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày của bé. Khẩu phần ăn của bé cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng nên luân phiên thay đổi các món ăn và chế biến đa dạng để trẻ hào hứng, kích thích cảm giác thèm ăn.
Các loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng thiết yếu mẹ nên bổ sung cho bé như trứng, sữa, rau củ… Ngoài ra, mẹ không nên quên bổ sung chất béo trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Chất béo giúp tăng cường khả năng hấp thu của trẻ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, phục vụ cho hoạt động hàng ngày. Các mẹ cần lựa chọn những thực phẩm có dầu thực vật cho trẻ như dầu mè, dầu gạo… hay những sản phẩm đặc biệt có những loại chất béo tốt cho cơ thể như cá hồi, cá trích, cá thu…
Ngoài ra, mẹ cần cân đối các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn và chế biến phù hợp theo từng độ tuổi để bé hấp thụ tốt hơn: từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều… Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn đồ ăn được chế biến mịn, lỏng, có vị ngọt gần giống với sữa mẹ. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé dễ thích ứng với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng dần số lượng và độ thô của thức ăn cũng như cho bé tập ăn làm quen với cá, hải sản…
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Trẻ nhỏ có dung tích dạ dày nhỏ nhưng tốc độ chuyển hóa thức ăn lại cao. Vì vậy trẻ nhỏ cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện, đồng thời giúp trẻ hấp thụ tốt hơn, giải quyết tình trạng chậm tăng cân. Việc chia nhỏ bữa ăn với lượng vừa đủ sẽ giúp bé không có cảm giác bị ép ăn và dễ dàng hấp thu hơn.
Đối với trẻ ăn dặm, các mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ từ 5-6 bữa/ ngày để phù hợp với thể tích dạ dày của trẻ. Bữa ăn đầu tiên trong ngày của bé nên bắt đầu sau khi dậy khoảng 30 phút. Trung bình cứ mỗi 2-3 tiếng, mẹ có thể cho bé ăn một bữa với đầy đủ các nhóm chất thiết yếu và nên thay đổi món. Lưu ý, mẹ không nên để khoảng cách giữa các bữa ăn lâu quá 4 tiếng sẽ không tốt cho bé.
Bên cạnh những bữa chính, mẹ có thể cho bé dùng những món ăn vặt lành mạnh như sữa chua, bánh quy, nước ép, sinh tố hay các loại trái cây… Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý tránh để bé ăn quá nhiều sẽ khiến bé cảm thấy no và chán ăn trong bữa chính.
Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe cho bé và tăng cân nhanh chóng, mẹ cũng có thể kết hợp bổ sung các loại sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bé chậm tăng cân.
Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bé trên 1 tuổi chậm tăng cân
Trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho bé mà mẹ có thể lựa chọn. Tuy nhiên, các mẹ nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứa thành phần chiết xuất thảo mộc cùng các khoáng chất như vitamin C, kẽm, lysine… Những thành phần này chiết xuất tự nhiên an toàn và cực lành tính hỗ trợ tiêu hóa để bé ăn ngon hơn, đồng thời giúp nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng tối ưu cho bé.