Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nào cũng cần biết!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến con gặp nhiều khó khăn trong việc hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phát triển toàn diện của bé. Những nguyên nhân gì gây cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách xử lý giúp trẻ khỏi bệnh như thế nào? Mẹ cùng thao dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ cần có thời gian phát triển và hoàn thiện. Vậy nên những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ rất dễ mắc các vấn đề liên quan đến đường ruột. Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

Thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ với hệ tiêu hóa của trẻ

Nếu trẻ mắc các bệnh lý phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày thì trẻ dễ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa hơn. Do thuốc kháng sinh khi vào cơ thể có thể gây mất cân bằng đường ruột, tiêu diệt cả vị khuẩn có hại và cả vi khuẩn có lợi khiến trẻ khó khăn hơn trong hấp thu các dưỡng chất.

Biến chứng từ các bệnh lý khiển trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Vi khuẩn từ những bệnh lý trẻ đang gặp là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ nhỏ cũng thường gặp các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm mũi họng… Nếu trẻ không được chữa trị triệt để, các loại bệnh này dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột do trẻ nuốt phải đờm chứa vi khuẩn thay vì phải khạc nhổ đờm ra ngoài.

Ngoài ra những căn bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột,… cũng là những bệnh lý đường ruột gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Loạn khuẩn đường ruột dẫn đến các bệnh tiêu hóa ở trẻ

Một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh ở trẻ nên chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu sự cần bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn không đạt được, tỷ lệ hại khuẩn tăng lên nhiều hơn sơ với tỷ lệ lợi khuẩn thì hệ miễn dịch của trẻ bị ảnh hưởng, sức đề kháng kém đi, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ đặc biệt thường xảy ra trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi khiến vi khuẩn có hại trong ruột có điều kiện phát triển.

Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học

Nếu khẩu phẩn ăn của bé thiên lệch quá nhiều ở một nhóm thực phẩm như đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đạm… . Điểu này khiến trẻ gặp các chứng bệnh như đầy bụng khó tiêu, tiêu hóa kém ở trẻ.

Trẻ nhiễm khuẩn do thức ăn không hợp vệ sinh

Lựa chọn thực phẩm tươi mới, chế biến và bảo quản thức ăn sau khi nấu rất quan trong. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và rất nhạy cảm với những thực phẩm để lâu, ôi thiu, nhiễm khuẩn do tác động từ môi trường. Khi trẻ ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh cơ thể trẻ sẽ phản ứng gây ra những bệnh ở đường tiêu hóa như tiêu chả, đau bụng, buồn nôn…

Cách giúp phòng tránh chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Mẹ có thể bảo về đường ruột cho bé, tránh xa các bệnh về hệ tiêu hóa ở trẻ bằng những cách đơn giản và thức tế như:

Xây dựng chế độ ăn phù hợp và lành mạnh cho trẻ

Chất xơ từ rau củ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Vitamin, khoáng chất và chất xơ trong trái cây và rau xanh là người bạn tuyệt vời với đường ruột. Mẹ tăng cường cho trẻ nguồn thực phẩm dinh dưỡng này qua các bữa ăn. Nếu trẻ quá lười ăn rau và trái cây, mẹ nên tìm cách chế biến thành những món ăn thức uống hấp dẫn hơn với trẻ như: sữa chua trộn hoa quả, nước ép trái cây với màu sắc hấp dẫn bé, một đĩa rau của luộc được trang trí đẹp mắt…

Đồ chiên rán, khô cứng hay những đồ ăn vặt như bim bim, bánh kẹo quá ngọt nên hạn chế trong khẩu ăn của trẻ. Do lượng dầu mỡ, gia vị mặn khiến trẻ dễ bị đầy bụng khó tiêu.

Chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ dễ hấp thụ dinh dưỡng mà không đặt áp lực quá lớn lên hệ tiêu hóa khi trẻ thường xuyên ăn quá no vào một bữa. Đặc biệt, việc chia nhỏ bữa ăn cũng giúp mẹ đo lường được lượng thực phẩm nên chế biến mỗi bữa. Tránh việc nấu quá nhiều một bữa, bé không ăn hết lại lưu trữ thực phẩm cho bữa sau. Hãy đảm bảo cho bé những bữa ăn dinh dưỡng, tươi mới các mẹ nhé.

Tạo thói quen tốt trên bàn ăn gia đình

Mẹ giúp bé rèn luyện thói quen nhai kĩ thức ăn rất quan trọng. Ăn chậm nhai kĩ giúp các enzym có lợi trong nước bọt được tiết ra với số lượng lớn hơn nhờ vậy mà thức ăn được tiêu hóa dễ hơn khi ở đường ruột.

Để có được thói quen tốt này mẹ nên có những quy ước trên bàn ăn như trẻ không đùa nghịch hay vừa ăn vừa chơi đồ chơi, vừa ăn vừa xem ti vi… Trẻ tập trung vào bữa ăn giúp cảm nhận được vị ngon của món ăn và ăn ngon miệng hơn.

Khuyến khích trẻ vận động tăng cường trao đổi chất

Vận động ngoài trời giúp trẻ tăng cường trao đổi chất và hấp thu vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Mẹ nên dành thời gian mỗi ngày cùng trẻ đi dạo, đạp xe, tập thể dục… giúp trẻ phát triển thể chất. Tuy nhiên, bé chỉ nên vận động sau khi ăn 1-2h để tránh bị đau bụng các mẹ nhé.

Bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng đề kháng, tiêu hóa tốt

Đối với trẻ trên 1 tuổi mẹ nên cho bé dùng thêm sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng cho bé

Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng kết hợp với vận động, mẹ có thể bổ sung cho bé gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và kích thích tiêu hóa tốt hơn. Hiện nay,những sản phẩm có thành phần chiết xuất thiên nhiên như amomum fruit, kế sữa, khúng khiếng… giúp hỗ trợ tiêu hóa để bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên, an toàn và bền vững. Các loại vitamin nhóm C,B, D3 và các khoáng chất canxi, magie, kẽm… giúp trẻ tăng đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh các loại virus, vi khuẩn xâm nhập, trẻ ăn ngon miệng tiêu hóa tốt. Từ đó, chúng giúp phục hồi sức khỏe hiệu quả cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Chúc các bé yêu phát triển toàn diện cả về thể lực, trí não!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone