Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp trẻ nhỏ thiếu kẽm khiến các ba mẹ có con nhỏ hết sức lo lắng cho sức khỏe của con sau này. Vậy, đâu là nguyên nhân trẻ thiếu kẽm và cách cho trẻ bổ sung kẽm hiệu quả như thế nào?
Nguyên nhân trẻ thiếu kẽm
Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ thiếu kẽm mẹ nên biết như sau:
Bổ sung kẽm qua sữa mẹ
Bổ sung kẽm qua sữa mẹ
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng thì sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất. Kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn so với kẽm trong sữa tươi, sữa công thức. Sẽ hạn chế nguy cơ dị ứng, nôn trớ và ngăn ngừa xảy ra phản ứng phụ do không dung nạp được.
Theo các chuyên gia, mỗi 1 lít sữa mẹ cung cấp từ 2 – 3g kẽm, đủ đáp ứng lượng kẽm cần thiết mỗi ngày cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên như đã nói trên, lượng kẽm này sẽ giảm dần trong các tháng tiếp theo nên để duy trì lượng kẽm trong sữa, bắt kịp nhu cầu kẽm cho sự tăng trưởng thì giai đoạn này mẹ nên chú trọng bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho con.
Tăng cường kẽm qua thực phẩm
Tăng cường kẽm qua thực phẩm
Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hóa đã bắt đầu xử lý được thức ăn lỏng thì mẹ nên bổ sung kẽm cho bé thông qua thực phẩm giàu kẽm hàng ngày. Chẳng hạn như khi nấu bột, cháo, súp,…Còn trẻ lớn hơn đã có thể ăn thô thì mẹ càng cần đa dạng các món ăn hấp dẫn và theo sở thích của bé.
Một số thực phẩm giàu kẽm như:
Ngoài bổ sung kẽm cho bé qua chế độ ăn uống như trên thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ có thể cho trẻ trên 1 tuổi sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa kẽm cùng với các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1, D3, C, canxi tảo biển… và thảo mộc tự nhiên như hồng sâm Hàn Quốc, thảo quả Amomum Fruite, kế sữa….
Cho trẻ trên 1 tuổi dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần kẽm
Các thành phần lành tính này giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất.