Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho trẻ kém hấp thu
Trẻ kém hấp thu khiến con chậm tăng cân, thiếu chất và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của con. Việc lên thực đơn cho trẻ kém hấp thu khoa học và đủ chất là điều cần thiết giúp đảm bảo sức khoẻ và giúp bé cảm thấy hứng thú hơn khi ăn để tăng cân nhanh chóng!
Dấu hiệu nhận biết bé kém hấp thu dinh dưỡng
Để chăm sóc và cải thiện kịp thời tình trạng sức khoẻ của bé, các mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu cho thấy bé kém hấp thu dinh dưỡng dưới đây:
- Con đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày, phân không mịn, có mùi tanh, có ván nổi lên mặt nước giống như mỡ.
- Bé đay bụng, chứng bụng hoặc sôi bụng
- Mệt mỏi, kém linh hoạt, ngủ không sâu giấc, quấy khóc
- Biếng ăn, sụt cân, chậm phát triển chiều cao,…
Bé kém hấp thu khiến con mệt mỏi, chán ăn và chậm phát triển.
Những biểu hiện của bé kém hấp thu khá giống các bệnh tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá, loạn khuẩn ruột,… Bởi vậy để tránh nhầm lẫn, tốt nhất khi phát hiện bé có các biểu hiện bất thường về sức khoẻ, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời!
Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho trẻ kém hấp thu
Biếng ăn, kém hấp thu là những nguyên nhân phổ biến khiến con mệt mỏi, thiếu chất và chậm phát triển. Bởi vậy, để cải thiện kém hấp thu đảm bảo sức khoẻ cho con, giúp trẻ ăn ngon miệng, mẹ cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
- Cho bé ăn đủ chất: việc cho con ăn quá nhiều mà thiếu chất thì trẻ cũng khó tăng cân. Do đó mẹ cần kết hợp cho bé ăn đủ các nhóm chất như: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất..
- Để con ăn đa dạng thực phẩm: mẹ nên thiết lập thực đơn khoa học và đa dạng thực phẩm cho bé. Nếu con chỉ ăn 1 loại thực phẩm bé thích sẽ dễ khiến con bị thiếu hụt những chất khác và khó phát triển toàn diện. Nên thêm vào thực đơn cho bé đa dạng thịt, cá, trứng, rau củ, hoa quả,…
Thiết lập thực đơn khoa học và đa dạng thực phẩm cho bé kém hấp thu giúp cải thiện sức khoẻ cho con
- Không để bé ăn quá dư thừa: mẹ nên cho bé ăn đủ số lượng cần thiết theo nhu cầu của con, không nên ép bé ăn và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài 3 bữa chính, mẹ có thể thêm 2 bữa phụ sữa chua hoặc trái cây để đảm bảo bé được bổ sung đủ chất.
- Chế biến đúng cách: Mẹ nên nấu thức ăn mềm, băm nhỏ sẽ giúp bé tiêu hoá tốt và dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Các mẹ khi nấu cũng cần chú ý không nấu quá loãng hoặc quá đặc sẽ khiến con khó chịu và lười ăn hơn.
- Hạn chế cho con ăn vặt: mẹ không nên chiều bé cho con ăn quá nhiều kẹo, bim bim,… trước bữa chính. Vì những thực phẩm này dễ khiến con bị đầy bụng, làm trầm trọng hơn tình trạng biếng ăn của bé.
Hạn chế cho bé ăn vặt trước bữa chính giúp bé ăn uống tốt hơn.
- Khuyến khích bé vận động: tăng cường rèn luyện sức khoẻ cho bé với các bài tập phù hợp hay chơi các môn thể thao như bơi lội, đá bóng,… giúp con tiêu hao năng lượng, làm con nhanh đói, nhờ đó giúp bé ăn uống và hấp thu tốt hơn.
Trên đây là một số gợi ý những nguyên tắc khi lên thực đơn cho bé kém hấp thu ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé để cải thiện sức khoẻ và giúp bé tăng cân. Ngoài bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm, để chăm sóc sức khoẻ cho bé, các mẹ cũng có thể tham khảo kết hợp dùng thêm các sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé để nâng cao sức khoẻ, đặc biệt ở trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng.
Siro hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé trên 1 tuổi chậm lớn nhập khẩu chính hãng Hàn Quốc.
Với trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, kẽm, selen, vitamin nhóm B, vitamin D và canxi là những vitamin và khoáng chất vô cùng quan trọng mẹ nên bổ sung sớm cho con để đảm bảo bé phát triển tốt. Do đó khi lựa chọn các sản phẩm cho bé, ba mẹ nên tìm hiểu kĩ thành phần, hàm lượng, nguồn gốc xuất xứ để chọn đúng các sản phẩm chất lượng và hiệu quả khi bổ sung cho con.