Nguyên tắc xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là các nguyên tắc xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non chuẩn khoa học nhất. Hãy cùng tham khảo để biết thêm nhiều điều bổ ích nhé!

Thực đơn cần đảm bảo đủ hàm lượng calo/ ngày

Dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần đảm bảo đủ hàm lượng

Trung bình năng lượng trong 1 ngày ở trường của trẻ là 735 – 882 KCal chiếm khoảng 50% – 60% nhu cầu năng lượng 1 ngày. Năng lượng này có chủ yếu từ bột đường (glucid) và chất béo (lipid).

Trong đó, glucid có nhiều trong ngũ cốc và đường. Lipid có nhiều trong dầu, mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, chúng ta cần cân đối giữa thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo để đảm bảo đủ hàm lượng calo đáp ứng nhu cầu mỗi ngày của trẻ. Tránh tình trạng bị suy dinh dưỡng do thiếu chất hoặc thừa chất béo phì.

Cần cân tỷ lệ giữa các chất: P-L-G

Nguyên tắc xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Cân đối dinh dưỡng giữa ba nhóm chất P – L- G

  • Protein (P) hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ. Protein có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu, vừng…
  • Lipid (L) là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thức ăn giàu L gồm dầu ăn, mỡ lợn, cá béo và một số loại hạt, quả có nhiều tinh dầu.
  • Glucid (G) hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh giúp hệ thần kinh của trẻ hoạt động hiệu quả. G có nhiều trong gạo tẻ, bột mì, miến, đường, đậu…

Vậy nên, thực đơn dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần đảm bảo đủ 3 nhóm chất P-L-G này. Theo các chuyên gia, tỉ lệ các chất: P – L – G thích hợp của trẻ là: 14 ;26 ; 60. Muốn cân đối được tỷ lệ các chất chúng ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây:

  • Protein có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại khá đắt, ngược lại đạm có nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các bé đóng hàng ngày thì hạn chế. Vì vậy cần phải biết kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng với đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ đạm tương đối cao như là rau ngót, rau muống, giá đỗ…
  • Muốn đảm bảo được lượng Lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ mầm non, các bạn có thể chế biến thành các món rán, xào.
  • Để đảm bảo được lượng Glucid cho trẻ mầm non và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày thì bữa trưa trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số món ăn từ gạo nếp, mì, chè các loại…

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với mùa

Nguyên tắc xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé phù hợp với từng mùa

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, nên chú ý xây dựng thực đơn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng mùa để có cách phân bổ hợp lý thức ăn. Với thực đơn theo mùa, thực phẩm sẽ luôn tươi ngon, những món ăn hợp với thời tiết và mùa cũng khiến trẻ nhỏ ăn ngon miệng hơn. Thực đơn cho trẻ mầm non vào mùa đông nên được xây dựng khác với mùa hè. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo cung cấp đủ calo, cân đối giữa các chất, kết hợp một cách đa dạng và phong phú.

Ví dụ: khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non vào mùa hè, nên chọn những món ăn nhiều nước, rau củ quả tươi hay những món canh chua,…. Đồ ăn chiều cho trẻ vào mùa hè sẽ là trái cây tươi, nước ép hoa quả, chè… Còn vào mùa đông thì có thể lựa chọn những món ăn như: xào, rán, kho hoặc các món hầm.

Xây dựng thực đơn, thực phẩm đa dạng và phong phú

Thực đơn cho trẻ mầm non cần đa dạng và phong phú

Mỗi chất dinh dưỡng đóng một vai trò khác nhau trong tiến trình phát triển của trẻ. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, chúng ta cần thay đổi thực đơn thường xuyên với việc đan xen nhiều thực phẩm. Kể cả trong một loại thực phẩm cũng nên chế biến thành đa dạng các món để trẻ không bị ngán. Có thể thay đổi món ăn bằng cách luộc, hấp, xào, chiên… hoặc thêm những gia vị thích hợp. Tuy nhiên, chú ý hạn chế tối đa những gia vị cay nóng. Bên cạnh đó, nên tăng cường sự hấp dẫn của món ăn bằng cách trang trí, bày biện, chọn thực phẩm có màu sắc sặc sỡ để thu hút bé.

Ví dụ :

  • Thực phẩm từ đậu phụ có thể chế biến thành đậu sốt cà chua, đậu nhồi thịt, trứng kho thịt…
  • Thực phẩm từ cua ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mồng tơi, rau đay, mướp, rau dền, khoai sọ … Chất nọ bổ sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên đáng kể.

Dù có bận rộn tới đâu, các mẹ cũng cần chú ý quan tâm tới quá trình ăn uống của bé ở lớp, nếu con có hiện tượng chán ăn, lười ăn thì cần phải tìm biện pháp can thiệp ngay.

Theo đó, để giúp bé khỏe mạnh và ăn ngon miệng hơn, mẹ nên tìm chọn các sản phẩm bổ sung cho con có chiết xuất từ thảo dược như hồng sâm, Amomum Fruit, khúng khiếng… cùng các khoáng chất như vitamin C, kẽm… cực kỳ lành tính, hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe tối ưu cho trẻ. Khi bé khỏe mạnh, tiêu hóa của con cũng sẽ ổn định hơn, việc ăn uống của bé ở lớp sẽ không còn là vấn đề khiến mẹ phải lo lắng nữa.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho bé chán ăn

Và mẹ cũng đừng quên nguồn gốc xuất xứ cũng là điều quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm dùng cho bé để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà