Suy dinh dưỡng trẻ em là gì? Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ lười ăn, biếng ăn và chậm tăng cân khiến mẹ lo lắng con bị suy dinh dưỡng . Vậy suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nào để mẹ sớm nhận biết con nhỏ đang bị suy dinh dưỡng? Mẹ cùng tham khảo ngay bài viết này để có những thông tin hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ nhé!

Suy dinh dưỡng trẻ em là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ khiến trẻ tăng trưởng chậm, kém linh hoạt và ít vận động hơn các bạn cùng lứa tuối.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ bị thiếu hụt protein – năng lượng và các vi chất dinh dưỡng do chứng biếng ăn, chế độ ăn không hợp lý hoặc do trẻ có vấn đề về sức khỏe… Giai đoạn từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi ở trẻ em rất dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Do, đây là khoảng thời gian trẻ phát triển cơ thể và nhiều kĩ năng mới để thích nghi với môi trường, nhu cầu dinh dưỡng cao và rất nhạy cảm với bệnh tật. Suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và các hoạt động thể chất ở trẻ.

Dựa từ những chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều để có thể phân loại thể suy dinh dưỡng ở trẻ:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: nếu cân nặng thấp so với tuổi mà chiều cao vẫn bình thường.
  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: nếu cân nặng bình thường và chiều cao thấp hơn so với lứa tuổi.

Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn là một dấu hiệu trẻ bị suy dưỡng.

Bên cạnh việc phải xem xét cân nặng và chiều cao hàng tháng của trẻ để đánh giá trẻ có đạng bị suy dinh dưỡng không, thì việc quan sát và theo dõi biểu hiện bên ngoài của trẻ rất quan trong.

Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ tham khảo ngay nhé:

  • Cân nặng không tăng trưởng trong khoảng 3 tháng hoặc sụt cân.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao trong khoảng 3 tháng.
  • Thường xuyên quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, kém linh hoạt, ít vận động so với các bạn cùng lứa tuổi.
  • Thể trạng yếu ớt, cơ bắp mềm nhão, bụng to dần.
  • Trẻ khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình khóc thét khi đang ngủ.
  • Trẻ hay mắc các bệnh lí nhiễm trùng hay bị rối loạn tiêu hóa như đi phân sống, ỉa chảy…
  • Trẻ biếng ăn, ăn ít, ăn không ngon miệng.

Từ những biểu hiện này, mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng ngay để có những cải thiện kịp thời giúp bé phát triển tốt nhất nhé.

Mẹ phải làm gì để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ

Để phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả, mỗi gia đình luôn cần có sự quan tâm, chăm sóc và chủ động theo dõi những giai đoạn phát triển của con nhỏ. Đặc biệt việc chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bé phát triển tối ưu. Vậy nên mẹ cùng tham khảo những gợi ý rất hữu ích dưới đây để áp dụng trong quá trình nuôi và chăm sóc trẻ nhé.

  • Ngay từ sau khi sinh, mẹ nên có gắng cho trẻ bú sớm nhất có thể, duy trì cho trẻ bú mẹ tối thiểu 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng tuổi.
  • Cho trẻ ăn dặm đúng giai đoạn, tức khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, tránh tường hợp ăn dặm quá muộn hoặc quá sơm khiến ảnh hưởng đến sự hấp thu và nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý với đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: nhóm tinh bột (gạo, ngô, khoai, mì, phở…), nhóm chất đạm ( thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, ngũ cốc…), nhóm chất béo (quả bơ, mỡ, các loại hạt như vừng lạc…) và nhóm vitamin – khoáng chất ( trái cây, rau củ…).
  • Đa dạng các món ăn và cách chế biến giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, việc chia nhỏ bữa ăn cũng rất quan trọng, nhờ vậy mà trẻ được hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm tốt hơn và không bị áp lực khi phải ăn quá nhiều một bữa.
  • Tăng cường vận động, đặc biệt khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi thể thao ngoài trời giúp sự trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn, kích thích sự thèm ăn tự nhiên cho bé. Vitamin D từ ánh nắng mặt trời cũng giúp trẻ có một hệ xương chắc khỏe và hỗ trợ quá trình hấp thu canxi trong cơ thể.

Kết hợp bổ sung thêm cho bé sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng hấp thu dưỡng chất cần thiết

  • Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm sản phẩm bổ sung các vi chất thiết yếu giúp phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ. Những vi chất quan trọng như: canxi, kẽm, lysine, vitamin D, vitamin nhóm B… giúp trẻ hấp thu đầy đủ dưỡng chất cần thiết, kích thích cảm giác ăn ngon miệng, tạo tiền để cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Với các sản phẩm dùng cho bé, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng khi dùng cho bé.

Hi vọng với những thông tin hữu ích có trong bài, mẹ đã biết chăm sóc bé khoa học và đúng cách hơn giúp hạn chế tối đa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà