Trẻ ăn hay ngậm phải làm sao?
Trẻ ăn hay ngậm phải làm sao? Mẹ lo lắng về tình trạng trẻ ngậm khi ăn, con không chịu nhai, nuốt đồ ăn và thời gian bữa ăn thì quá lâu. Mẹ đọc ngay thông tin bài viết này để tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện giúp con ăn ngon, vui khỏe và phát triển tốt nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ ăn hay ngậm
Món ăn không hợp khẩu vị làm cho trẻ chán ăn và hay ngậm thức ăn.
Để chấm dứt hẳn tình trạng trẻ ăn hay ngậm, mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến trẻ chỉ ngậm không chịu ăn, bữa ăn kéo dài mà con không ăn được gì nhiều. Mẹ cùng tham khảo những lý do dưới đây nhé:
- Trẻ không có thói quen nhai thức ăn, do chế độ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn quá lâu.
- Cách chế biến thức ăn không phù hợp với độ tuổi, hàm răng của trẻ.
- Món ăn không hợp khẩu vị làm cho trẻ chán ăn và hay ngậm thức ăn.
- Trẻ đang mắc các vấn đề sức khỏe như đau họng, mọc răng, đầy bụng, khó tiêu… khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, không muốn ăn.
Trẻ ăn hay ngậm khiến cản trở sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời tật ngậm ăn này còn là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ. Những gợi ý dưới đây giúp mẹ khắc phục tật ngậm thức ăn của con hiệu quả và tránh xa nỗi lo lắng trẻ ăn hay ngậm phải làm sao? Mẹ cùng theo dõi nhé!
Trẻ ăn hay ngậm phải làm sao?
Chia nhỏ bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, không còn chứng ngậm thức ăn nữa.
- Mẹ nên linh hoạt thay đổi cách chế biến món ăn cho bé sao cho phù hợp độ tuổi và sự phát triển hàm răng của bé. Trẻ mới tập ăn dặm thì thích hợp ăn thức ăn dạng lỏng, min, xay nhuyễn. Tuy nhiên, nếu trẻ đã 2 – 3 tuổi, răng hàm đã nhiều hơn, việc ăn cháo sẽ khiến trẻ không muốn ăn, ngậm đồ ăn trong miệng không chịu nuốt. Lúc này, me cần đa dạng các món ăn cho trẻ trong ngày như bún, mì, nui, cơm viên…
- Trẻ ăn hay ngậm không chịu ăn khiến mẹ nhiều khi cáu gắt mà quát mắng trẻ. Tuy nhiên, việc thúc ép, dọa nạt bé ăn chỉ khiến bé có tâm lý sợ ăn, trốn tránh mỗi khi tới bữa. Mẹ hãy tạo tâm lý thoải mái cho bé, giúp bé cùng tham gia bữa ăn gia đình để bé được quan sat và bắt chước mọi người cùng thưởng thức món ăn vui vẻ nhé.
- Rủ bé cùng vào bếp với mẹ, tự chuẩn bị, nấu nướng và trang trí món ăn giúp bé hào hứng và vui vẻ khi ăn món ăn bé tự làm.
- Dứt khoát dừng tình trạng trẻ vừa ăn vừa xem tivi. Việc xem các chương trình trên tivi khiến bé xao nhãng, mất tập trung, quên mất việc mình đang ăn, cần phải nhai và nuốt thức ăn, trẻ không cảm nhận được món ăn ngon dù bữa ăn mẹ chuẩn bị cầu kì và hấp dẫn đến đâu.
- Không nên kéo dài bữa ăn quá 30 phút, nếu trẻ ngậm quá lâu, mẹ hoàn toàn có thể dẹp bữa ăn đi và để bữa tiếp theo trong ngày bé mới được ăn tiếp. Như vậy, bé bị bỏ đói một bữa, nhưng sẽ ăn uống nghiêm chỉnh hơn vào bữa tiếp theo. Dần dần con sẽ đi vào nề nếp, mỗi bữa ăn không còn tình trạng trẻ hay ăn ngậm nữa.
- Chia nhỏ bữa ăn cho bé, mỗi lần bé chỉ ăn chút một, sau khi hết thì mẹ có thể cung cấp thêm hoặc bé không muốn ăn nữa có thể dừng lại. Điều này giúp trẻ không bị áp lực vì phải ăn một lượng thức ăn lớn và kích thích vị giác thèm ăn của trẻ tốt hơn.
Mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ hay ngậm biếng ăn
- Nếu tình trạng trẻ ăn hay ngậm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn, trẻ không hấp thu được nhiều dưỡng chất, cơ thế kém phát triển. Do đó, mẹ nên chọn lựa cho trẻ sản phẩm hỗ trợ trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng. Trên thị trường có đa dạng các loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho trẻ, mẹ cần sáng suốt chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có thành phần thảo dược lành tính, an toàn cho trẻ như hồng sâm, thảo quả,…. Đối với trẻ trên 1 tuổi, mẹ nên bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng như canxi, kẽm, vitamin nhóm B… giúp kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ, hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng rằng những gợi ý trên đã giúp mẹ có cho mình những cách cải thiện tình trạng trẻ ăn hay ngậm. Chúc các bé yêu ăn ngon, khỏe mạnh để mẹ không còn phải băn khoăn mỗi ngày khi tới bữa ăn trẻ ăn hay ngậm phải làm sao nhé!