Trẻ bị đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân gì?

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ con non nớt nên dễ gặp các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, táo bón, đầy hơi, chướng bụng… Tình trạng trẻ đầy bụng khó tiêu là thường gặp hơn cả. Vậy đầy bụng khó tiêu ở trẻ biểu hiện như thế nào? Những nguyên nhân gì khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu, mẹ cùng tìm hiểu xem nhé!

Những biểu hiện khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân gì?

Bé đầy bụng khó tiêu sẽ quấy khóc, bỏ ăn hoặc chán ăn hơn mọi ngày.

Việc quan sát để nhận biết sớm con có đang khó chịu về hệ tiêu hóa hay không rất quan trọng. Dưới đây là những biểu hiện phố biển mà mẹ dễ nhận thấy giúp phát hiện sớm trẻ đầy bụng khó tiêu:

  • Sau ăn khoảng 1 – 2h mẹ thử vỗ nhẹ vào bụng bé nếu nghe tiếng vỗ có tiếng như tiếng trống, bụng bé vẫn căng tròn và đầy khí thì đây là biểu hiện dễ thấy đầu tiên trẻ bị đầy bụng.
  • Bé quấy khóc, bỏ ăn hoặc chán ăn hơn mọi ngày.
  • Cơ thể trẻ khó chịu, bứt rứt, có thể bị đau bụng râm ran.
  • Bé xì hơi nhiều lần, đi tiêu phân lỏng hoặc táo bón.

Với những biểu hiện của con về đường tiêu hóa như vậy, mẹ cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân khiếntrẻ bị đầy bụng khó tiêu như vậy nhé!

Trẻ bị đầy bụng khó tiêu do nguyên nhân gì?

Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

  • Trẻ dùng kháng sinh trong thời gian dài ( khoảng trên 14 ngày)

Đối với những bé đang dùng kháng sinh để chữa bệnh, tác dụng phụ của kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ. Hệ tiêu hóa lúc này rất dễ bị tấn công bới các vi khuẩn gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ.

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng tới trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ

Trẻ bú sữa mẹ có thể bị đầy bụng do ảnh hưởng từ khẩu phần ăn của mẹ.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh bị tác động trực tiếp từ những gì mẹ ăn trong giai đoạn bé đang bú sữa mẹ. Những thực phẩm chưa chín hoặc những thực phẩm dễ gây đầy hơi như quả bơ, bắp cải, súp lơ, yến mạch… có nhiều trong khẩu phần ăn của mẹ, là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng khó tiêu.

  • Điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ đột ngột

Với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ như việc chuyển từ bú sữa mẹ sang bú bình với sữa công thức, hay từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm… Hệ tiêu hóa của trẻ cần có thời gian thích nghi với chế dộ dinh dưỡng mới. Vậy nên nếu mẹ thay đổi hay điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ quá đột ngột có thể khiến cơ thể trẻ có những phản ứng ngược lại như gặp khó khăn trong việc hấp thụ các dưỡng chất mới.

  • Trẻ không tiêu hóa được các protein trong sữa

Cơ thể trẻ có thể không tiêu hóa được hết các protein có trong sữa. Điều này gây nên chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Mặc dù trẻ chủ yếu chỉ bú sữa mẹ hoặc bú bình. Có những trường hợp cơ thể trẻ còn có những biểu hiện nặng hơn nôn trớ, khó thở, tiêu chảy ngoài.

  • Trẻ không dung nạp Lactose

Trẻ không dung nạp Lactose khiến bị đầy bụng khó tiêu.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể trẻ không dung nạp Lactose như trẻ sinh non, gen di truyền, cơ thể trẻ không tiết hoặc tiết không đủ lượng men lactase để tiêu hóa đường Lactose tiêu thụ từ sữa. Lượng Lactose dư thừa nhiều, không được tiêu hóa, chúng sẽ bị vi khuẩn lên men tạo khí gây cho trẻ bị đầy bụng khó tiêu.

  • Trẻ đang gặp các bệnh về đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày, tiêu chảy, táo bón… là những bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa của trẻ. Trào ngược dạ dày khiến hơi bị tống ngược so với chiều bình thường. Tiêu chảy làm cho cơ thể trẻ mất cân bằng điện giải gây nên chướng bụng. Tình trạng ứ phân do táo bón lâu ngày khiến các vi khuẩn yếm khí lên men tạo khí, từ đây trẻ sẽ bị đầy hơi, khó tiêu.

Để kéo dài tình trạng trẻ bị đầy bụng khó tiêu, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con. Trẻ khó chịu bứt rứt ăn uống không ngon, có ăn cũng không tiêu hóa hay hấp thụ được hết dưỡng chất do chứng đầy bụng khó tiêu gây ra.

Với trẻ dưới 1 tuổi, để cải thiện tình trạng chướng bụng khó tiêu cho con, mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình, thường xuyên massage bụng cho bé và thay đổi sữa công thức khi cần thiết. Với trẻ đang trong quá trình ăn dặm, mẹ nên chế biến món ăn phù hợp với thể trạng của bé, nấu các món từ lỏng đến đặc để con thích nghi dần.

Đối với những trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể bổ sung cho con những sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng, tăng cường sức khỏe cho bé

Mẹ nên bổ sung cho bé sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng, tăng cường sức khỏe cho bé

Mẹ lựa chọn sáng suốt những sản phẩm thành phần dinh dưỡng đầy đủ các vitamin C,D,… và các khoáng chất như canxi, kẽm,… Bởi khi bé đủ chất và đề kháng vững vàng, con sẽ có nền tảng khỏe mạnh và hấp thu tốt. Các triệu chứng đầy bụng khó tiêu không còn khiến cơ thể trẻ khó chịu nữa.

Chúc các con yêu luôn vui khỏe nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone