Trẻ biếng ăn sức đề kháng kém phải làm sao?
Nếu như ba mẹ đang đang băn khoăn không biết phải làm thế nào đối với tình trạng trẻ biếng ăn sức đề kháng kém thì bài viết bên dưới sẽ là chìa khóa giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Tình trạng biếng ăn sức đề kháng kém ở trẻ
Biếng ăn sức đề kháng kém ở trẻ
Biếng ăn và đề kháng yếu là 2 yếu tố có mối quan hệ tương quan với nhau. Sức đề kháng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Trẻ có đề kháng yếu thì virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ dễ ốm hơn so với những trẻ có sức đề kháng tốt, khi bệnh, trẻ lại chán ăn, chậm tăng cân. Nếu cơ thể con không được tăng đề kháng kịp thời thì tình trạng ốm vặt sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Do đó, muốn tăng cường sức đề kháng cho trẻ thì dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng trẻ biếng ăn phải làm sao để bổ sung dinh dưỡng, hãy cùng tham khảo ngay các phương pháp bên dưới.
Phương pháp cải thiện tình trạng biếng ăn sức đề kháng kém
Phương pháp cải thiện tình trạng biếng ăn sức đề kháng kém
Trẻ ăn ngon miệng và ăn đủ chất dinh dưỡng là tiền đề để cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng chống các bệnh tật. Vậy nên ngay từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ hãy chú trọng đến bữa ăn của trẻ.
Một số lưu ý nhỏ dưới đây có thể giúp trẻ trở nên hứng thú hơn với các bữa ăn hàng ngày, sớm khắc phục tình trạng biếng ăn tăng sức đề kháng và có một hệ miễn dịch khỏe mạnh:
- Cho trẻ ăn đúng thời điểm, khi tròn 6 tháng tuổi. Không cho trẻ bắt đầu ăn quá sớm hoặc quá muộn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm đạm, đường bột, chất béo và chất xơ. Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển cần tăng cường bổ sung chất đạm vì chất đạm cung cấp các axit amin cần thiết là nguyên liệu cho cơ thể sản xuất các thành phần của hệ thống miễn dịch như bạch cầu, lympho. Các thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt, cá, trứng, sữa,..Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung Vitamin A, C, E có chứa nhiều trong các loại hoa quả, rau củ, trái cây (chanh, cam, bưởi,…) giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng.
- Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, các loại ngũ cốc, tôm, cua, gan động vật… tốt cho hệ tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn.
- Cân đối khẩu phần của trẻ về số lượng và số bữa phù hợp với từng độ tuổi. Tránh cho ăn quá nhiều và quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến trẻ sợ ăn.
- Thay đổi thực đơn và nấu đa dạng các món ăn bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để tạo khẩu vị mới mẻ cho con.
- Trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự tò mò khiến trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn trong bữa ăn. Biến tấu các món ăn thành những hình thù lạ lẫm đáng yêu như chú thỏ, gấu, chú cá hay chú ếch ngộ nghĩnh,…Bên cạnh đó, mẹ có thể đầu tư cho con bộ bát đĩa với hình dạng xinh xắn, đầy màu sắc để tạo cảm hứng ăn hơn cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính, không bắt ép và dọa nạt khiến trẻ cảm thấy áp lực trong mỗi bữa ăn. Và không cho trẻ xem tivi, điện thoại hay vui đùa trong khi ăn vì điều này sẽ khiến trẻ mất tập trung, không có cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ vì giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc cải thiện và củng cố sức đề kháng của trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ vận động, tập thể dục thể thao để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, đá bóng không chỉ hiệu quả trong việc tăng cường kháng thể tự nhiên, hấp thụ vitamin D mà còn giúp bé ăn được nhiều hơn, ngon miệng hơn.
Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp trên, một giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay đó là cho trẻ sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần chiếc xuất tự nhiên an toàn và lành tính như: Hồng sâm, Hovenia, Kế sữa, kẽm, Vitamin C và các Vitamin nhóm B,…để cải thiện tình trạng biếng ăn sức đề kháng kémcủa con.
Mẹ có thể bổ sung thực phẩm tăng cường sức khỏe cho trẻ
Hy vọng ba mẹ sẽ tìm được sản phẩm ưng ý và phù hợp với nhu cầu của con. Chúc con yêu vui vẻ và khỏe mạnh!