Trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi: nguyên nhân và biểu hiện

Trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi có thể ảnh hưởng tới chiều cao và sự phát triển của bé. Đây cũng là điều khiến nhiều bố mẹ lo lắng và mệt mỏi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng thấp còi? Biểu hiện nào cho thấy bé suy dinh dưỡng? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

Chế độ ăn kém dinh dưỡng, ít năng lượng

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé suy dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em. Sự thiếu hụt năng lượng trong một chế độ ăn ít dinh dưỡng (thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết như: canxi, kẽm, vitamin A, D…) sẽ không thể cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng cho sự hoạt động bình thường của trẻ và đáp ứng đủ cho trẻ phát triển.

Điều này gây nên những hậu quả là trẻ ít hoạt bát, kém minh mẫn, chậm phát triển cơ thể – suy dinh dưỡng.

Sinh non, thiếu sữa mẹ

Bé suy dinh dưỡng do sinh non và thiếu sữa mẹ

Khi mẹ bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh lý trong thời kỳ mang thai khiến cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trường hợp hợp trẻ sinh non và bé dễ bị suy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra. Trong trường hợp này, trẻ chỉ có cân nặng dưới 2,5kg.

Ngoài ra, một số trường hợp bé thiếu sữa mẹ là do mẹ bị tắc tuyến sữa hoặc sữa ít cũng gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

Vận động ít, nghỉ ngơi thiếu khoa học

Trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi: nguyên nhân và biểu hiện

Lười vận động là nguyên nhân khiến trẻ suy dinh dưỡng

Hiện nay, đa số trẻ nhỏ có xu hướng ít vận động luyện tập thể thao, sau buổi học là dành phần lớn thời gian ngồi xem tivi, dùng máy tính, điện thoại… Đồng thời, trẻ thường xuyên ngủ muộn sau 23h khiến thời gian ngủ không đủ hoặc sẽ ngủ dậy muộn. Trong khi đó, các hormon kích thích tăng trưởng chiều cao thường được sản sinh ra lúc bé ngủ sâu và sản xuất mạnh trong khoảng từ 22h – 3h sáng. Điều này về lâu dài sẽ khiến trẻ chậm lớnvà chậm phát triển về mọi mặt.

Mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi do mắc bệnh lý

Trẻ mắc phải những bệnh về đường hô hấp, hen suyễn, tiêu hóa,.. nhất là ở những trẻ không được bổ sung đầy đủ sữa mẹ sẽ dễ mắc bệnh hơn trẻ khác. Khi đó, trẻ có dấu hiệu biếng ăn, chậm lớn và về lâu sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, khi bị bệnh, mẹ thường cho bé sử dụng thuốc kháng sinh, việc này vô tình làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài. Chính yếu tố này khiến bé biếng ăn, thức ăn không được hấp thụ triệt để.

Đâu là biểu hiện trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi?

Những biểu hiện trẻ nhỏ suy dinh dưỡng thấp còi?

Trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi thường được theo dõi qua ba chỉ số: Cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Sau đây là những biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Da xanh xao, tóc mọc thưa và rụng nhiều.
  • Bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to.
  • Gặp vấn đề tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
  • Ngủ không sâu giấc, hay giật mình và quấy khóc.
  • Biếng ăn, ăn ít trong thời gian dài.
  • Cơ thể chậm chạp, ít vận động, kém linh hoạt.
  • Chậm biết đi, chậm mọc răng…
  • Cân nặng không tăng trong khoảng thời gian dài.

Gợi ý một số phương pháp cải thiện suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

  • Tăng cường protein cho con: Với trẻ thấp còi suy dinh dưỡng, việc mẹ cần làm là tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Thực phẩm giàu protein gồm: trứng, thịt, cá, tôm, cua, sữa…
  • Bổ sung lượng dầu mỡ phù hợp: Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất tinh bột và đạm nên việc bổ sung lượng dầu mỡ cho bé còi xương suy dinh dưỡng là điều cần thiết. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến các món ăn cho bé, cần lưu ý băm nhỏ thực phẩm, nấu mềm hơn, nêm nếm phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ nhé.
  • Chia thành nhiều bữa cho bé: Thay vì ngày cho bé ăn 1 ngày 3 bữa, mẹ cũng có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa và cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi đi ngủ. Trong bữa chính, nếu bé ăn ít thì mẹ có thể cho trẻ uống nửa ly sữa, sữa chua hay ăn chuối… để vừa với sức của trẻ và trẻ đỡ chán ăn.
  • Chế độ sinh hoạt cần khoa học hơn: Vấn đề này rất quan trọng nếu mẹ muốn cải thiện tình trạng bé suy dinh dưỡng thấp còi. Theo đó, các chuyên gia khuyên mẹ nên duy trì giấc ngủ cho bé 8 tiếng 1 ngày, và cho bé vận động vui chơi nhiều hơn, tránh xa các thiết bị điện tử gây hại.

Bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện

  • Bổ sung vi chất dinh dưỡng cải thiện trẻ biếng ăn thấp còi: Muốn phòng ngừa và cải thiện trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, mẹ có thể kết hợp bổ sung cho trẻ sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần thảo dược lành tính như: hồng sâm, thảo quả, khúng khiếng,… kết hợp bổ sung các vi chất thiết yếu như kẽm, vitamin D3, canxi… giúp cung cấp đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất để giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng chiều cao tối đa. Đặc biệt, mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu kĩ và lựa chọn đúng các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dùng cho bé.

Như vậy, bài viết đã giúp mẹ nhìn ra đâu là nguyên nhân và biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cũng như đề xuất một vài giải pháp khắc phục tình trạng này. Chúc bé cùng các mẹ luôn khỏe mạnh!

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà