Trẻ nhỏ sinh ra và lớn lên với trình tự nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bột, bánh ăn dặm, cháo, cơm. Từ việc bú cho đến nuốt thức ăn lỏng, mềm, dần dần bé phải làm quen với việc nhai để xử lý các thức ăn thô, giúp cơ hàm phát triển. Vậy, mẹ nên dạy con tập nhai thế nào cho đúng? Dưới đây là bí quyết giúp bé tập nhai đúng cách mẹ nên biết.
Ba mẹ nên cho con tập nhai khi nào?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ đủ từ 19 tháng tuổi và đã mọc được khoảng 16 chiếc răng sữa thì đây là thời điểm thích hợp nhất để mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cơm nát. Và khi bé được 24 tháng tuổi thì trẻ đã mọc đủ 20 chiếc răng sữa đã có đủ răng để ăn nhai, cắn nghiền thức ăn, mẹ hãy tập cho bé ăn cơm.
Khi trẻ lớn đến độ 30-32 tháng tuổi, có thể cho bé ăn cơm hạt. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, đầy đủ các chất dinh dưỡng và nghiền nhỏ ra rồi chế biến cho trẻ ăn với cơm.
Việc lựa chọn thời điểm cho trẻ chuyển sang ăn cơm là rất quan trọng. Điều này vừa bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé từ các món ăn ngon khác nhau, vừa tạo nên sự hứng thú cho trẻ về việc ăn uống bởi vì những món ăn với mùi vị khác nhau sẽ khiến trẻ thích thú hơn mà món cháo hay bột ăn dặm trước đây không mang lại được.
Bí quyết giúp bé tập nhai đúng cách mẹ nên biết
Bước 1: Tập cho bé ăn dặm
Để việc tập ăn dặm trở nên hiệu quả hơn thì ba mẹ cần cho bé ăn đúng tư thế như ngồi trên ghế ăn dặm phù hợp với chiều cao và độ tuổi của bé. Thức ăn phải phù hợp, không quá cứng hay quá mềm. Đây chính là tiền đề để bé có thể nhai dễ dàng sau này.
Bước 2: Chuyển đổi thức ăn mềm sang thô
Sau khi làm quen với thức ăn mềm và dễ nuốt thì ba mẹ nên tăng độ thô cho bé từ từ. Thời gian đầu, ba mẹ có thể cho bé ăn bột, cháo, bánh cho bé ăn dặm. 1 tháng sau, mẹ nên tăng độ thô với cháo nấu hơi cợn để bé nhai hoặc cho bé ăn củ quả mềm luộc chín như cà rốt, bí đỏ, khoai tây, súp lơ xanh…
Bước 3: Cho bé ăn miếng nhỏ
Với thực phẩm mềm, mẹ nên cắt miếng nhỏ như hạt lựu để bé có thể tập nhai. Sau đó mới tăng kích thước thức ăn lên bằng đốt ngón tay.
Mẹ đừng quá lo lắng nếu con nôn ọe một ít thức ăn ra ngoài, đơn giản vì trẻ chưa quen với việc ăn thô. Kiên trì thực hiện đều đặn một thời gian thì bé sẽ nhanh chóng ăn được thôi.
Bước 4: Cho bé tập trung ăn
Một số ba mẹ có thói quen, vừa cho con ăn vừa cho con xem tivi, xem tranh ảnh, hoặc nói chuyện vui vẻ để bé ăn. Tuy nhiên thì các chuyên gia cho rằng điều này chỉ làm bé biếng ăn, xao nhãng việc nhai và ngậm thức ăn.
Vì lẽ đó, khi cho bé ăn, các mẹ hãy tuyệt đối hạn chế chương trình giải trí cùng bé, giúp bé chỉ tập trung vào mục đích ăn uống. Khi bé tập trung nhai sẽ vô cùng tốt cho cơ hàm và dạ dày của bé.
Bước 5: Chế biến phong phú thức ăn
Một số mẹ quá bận rộn, lười làm món mới cho con nên thường xuyên cho trẻ ăn lại món cũ. Và, để chống đối, trẻ có xu hướng ngậm dù là thức ăn mềm hay thô. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tập nhai cho bé.
Cách tốt nhất là ba mẹ nên cố gắng thay đổi khẩu vị liên tục cho bé, chế biến nhiều món ăn khác nhau với màu sắc và mùi vị hấp dẫn để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon.và khả năng nhai ở trẻ.
Một số loại củ quả nhiều màu sắc và giàu dinh dưỡng và thích hợp với quá trình tập nhai của bé như táo, xoài, đu đủ, súp lơ xanh, táo, cà rốt, bí đỏ… Mỗi ngày, mẹ lựa một loại củ quả để tráng miệng cho bé, giúp bé sớm hoàn thành “khóa học tập nhai” của mẹ.
Trên đây là bí quyết giúp bé tập nhai đúng cách mẹ nên biết, ngoài ra, với trẻ 1 tuổi trở lên có tình trạng biếng ăn, lười nhai thì mẹ nên cho con dùng thêm thực phẩm chức năng giúp trẻ tăng sức để kháng, tăng cường sức khỏe. Theo đó, nên chọn sản phẩm có chứa canxi tảo biển, vitamin D3, C, magie, kẽm lysine… cùng với thảo dược như là kế sữa, hồng sâm, kế sữa,… để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con khỏe mạnh hơn nhé.
Cho bé dùng thêm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, tăng cường đề kháng
Thói quen nhai sẽ giúp thức ăn được hấp thụ tốt, đường tiêu hóa của trẻ tốt hơn. Do đó, mẹ hãy ghi nhớ những thông tin bổ ích trên để giúp bé tập nhai dễ dàng, bé ăn ngon miệng và phát triển toàn diện nhé!