Trẻ biếng ăn, chán ăn với nỗi lo con thiếu chất chậm phát triển khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp giải đáp băn khoăn cho mẹ:trẻ biếng ăn làm thế nào. Mẹ cùng theo dõi nhé!
Món ăn nhàm chán, lặp lại khiến trẻ biếng ăn.
Biếng ăn ở trẻ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
Những nguyên nhân trên có thể xảy ra cùng lúc khiến tình trạng biếng ăn của trẻ càng tồi tệ hơn. Vậy nên mẹ cần chuẩn bị sẵn những cách phòng ngừa và cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Phần tiếp theo sẽ giúp mẹ giải đáp băn khoăn: Trẻ biếng ăn làm thế nào?
Mẹ băn khoăn lo lắng khitrẻ biếng ăn nên làm thế nào, bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ cải thiện kịp thời giúp bé ăn ngon miệng hơn nhé.
Tâm lý thoải mái giúp bé ăn ngon miệng hơn
Trẻ vui vẻ khi được mọi người động viên ăn món ăn mới.
Để bé cùng tham gia bữa ăn với gia đình là cách làm đơn giản giúp bé ăn ngon miệng hơn. Trẻ nên được sắp xếp ghế ngồi ăn phù hợp để có thể tự ăn, tự xúc. Nhờ vây, bé tập trung vào bữa ăn và cảm nhận món ăn tốt hơn. Những lời động viên, khuyến khích trẻ tự ăn hay thử món ăn mới sẽ giúp không khí bữa ăn thật vui vẻ và thoải mái, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.
Mẹ lưu ý không nên ép, dọa nạt bắt trẻ phải ăn khiến trẻ bị căng thẳng, lâu dần hình thành tâm lý sợ ăn, lảng tránh khi đến bữa ăn. Mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé, trong bữa khi bé ăn hết một phần thức ăn, mẹ lại cung cấp thêm cho bé. Làm như vậy, bé không bị ngộp bởi lượng thức ăn nhiều một lúc mà lại ăn đa dạng được các dưỡng chất.
Chế độ dinh dưỡng phong phú, đa dạng
Mẹ nên xây dựng thực đơn đủ chất cho trẻ biếng ăn với 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, béo và vitamin-khoáng chất. Các món ăn cần phải thay đổi thường xuyên và đa dạng, tranh lặp lại khiến khẩu vị trẻ nhàm chán, không muốn ăn. Mẹ ưu tiên tăng cường những thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, các loại hạt, đậu, lòng đỏ trứng… và vitamin nhóm B trong cá hồi, hàu, trai, hến, rau xanh, trứng, sữa… giúp kích thích vị giác của trẻ, trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ và bé hãy cũng vào bếp chuẩn bị và trang trí món ăn
Cùng mẹ nấu ăn là trải nghiệm tốt giúp bé thích thú với các món ăn hơn.
Giúp bé chủ động và hào hứng với các món ăn mà tự tay trẻ nấu cùng mẹ. Khi trẻ được tham gia vào các bước để làm nên bữa ăn như nhặt rau, nấu nướng, trang trí… sẽ giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức và cảm giác thích thú khi được ăn chính sản phẩm mình vừa nấu. Thêm vào đó, trang trí những món ăn với các hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu góp phần kích thích thị giác giúp trẻ tò mò và ăn ngon miệng hơn.
Khoảng cách giữa các bữa ăn hợp lý
Thời gian giữa các bữa ăn chính và thời gian giữa bữa chính với bữa phụ của trẻ cần được sắp xếp hợp lý. Nếu khoảng cách giữa những bữa ăn quá gần bé sẽ không có cảm giác đói. Ngược lại, nếu mẹ ngắt quãng thời gian quá xa, khiến trẻ có thể bị mệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Với trẻ biếng ăn làm thế nào để con ăn tích cực hơn trong bữa chính? Mẹ nên chuẩn bị cho bé những bữa phụ dinh dưỡng và lành mạnh như sữa chua trộn hoa quả, chè thanh nhiệt, bánh pudding… Những món ăn này vừa giúp trẻ có thêm dinh dưỡng lại góp phần kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon hơn vào bữa chính. Đặc biệt, mẹ hạn chế tối đa những món ăn vặt không tốt như bim bim, nước ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ… để trẻ không bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn chính nhé.
Bổ sung dưỡng chất cho bé biếng ăn từ sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe
Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn qua thực phẩm và thay đổi cách chăm sóc, đối với trẻ trên 1 tuổi biếng ăn, mẹ nên bổ sung thêm cho bé các sản phẩm hỗ trợ tăng cừng đề kháng, nâng cao sức khỏe để đảm bảo bé có nền tảng sức khỏe tốt để phát triển toàn diện.
Khi trẻ được hấp thu đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng sức đề kháng và ăn ngon miệng hơn.
Một số vi chất dinh dưỡng quan trọng mẹ nên bổ sung cho bé như canxi, kẽm, vitamin nhóm B… giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi bé khỏe mạnh, con sẽ thèm ăn và ăn ngon tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ mẹ nên ưu tiên lựa chọn thành phần có chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên lành tính như hồng sâm, khúng khiếng,…. Trên thị trường có đa dạng các loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho trẻ, mẹ cần sáng suốt chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được chứng nhận từ Bộ Y tế.
Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp mẹ giải đáp băn khoăn trẻ biếng ăn làm thế nào. Chúc bé yêu nhà mẹ luôn ăn ngon và phát triển tốt nhé!