Giải đáp thắc mắc: Khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao?

Chiều cao của trẻ phát triển liên tục từ khi sinh ra, đặc biệt có những giai đoạn chiều cao phát triển vượt trội. Tuy nhiên, sự phát triển của chiều cao không phải liên tục suốt đời. Nhiều ba mẹ cũng đang thắc mắc không biết khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về quá trình phát triển chiều cao ở trẻ, giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này để bố mẹ có những giải pháp hỗ trợ con phát triển một cách hiệu quả.

Các “giai đoạn vàng” giúp trẻ phát triển chiều cao hiệu quả

Khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao

Giai đoạn trẻ vừa chào đời đến 3 tuổi là khoảng thời gian tăng trưởng nhanh nhất

Muốn trẻ cao lớn vượt trội thì bên cạnh gen di truyền, bổ sung dinh dưỡng, vận động,…thì bố mẹ cần chú ý đến những ” giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển của trẻ. Nắm bắt được các cột mốc phát triển chiều cao này của trẻ, bố mẹ sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ tối đa quá trình tăng trưởng về thể chất cho bé. Dưới đây là các cột mốc phát triển chiều cao của trẻ bố mẹ nên nắm được:

Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn bào thai là nền tảng vững chắc cho sự phát triển chiều cao của bé sau này. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ xương của bé bắt đầu hình thành và phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu trong giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Giai đoạn trẻ vừa chào đời đến 3 tuổi: Giai đoạn này là khoảng thời gian tăng trưởng nhanh nhất. Mỗi năm, tùy vào chế độ chăm sóc của bố mẹ, trẻ có thể cao thêm 25cm.

Giai đoạn từ 3 – 13 tuổi: Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng ở những năm đầu đời, giai đoạn từ 3 đến 13 tuổi là thời kỳ tăng trưởng chiều cao ổn định hơn. Trung bình mỗi năm, trẻ sẽ cao thêm khoảng 5-6cm.

Giai đoạn trẻ dậy thì: Giai đoạn dậy thì là cơ hội vàng để trẻ tăng trưởng chiều cao. Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh chóng, trung bình mỗi năm có thể cao thêm từ 8-12cm nếu cơ thể trẻ được chăm sóc tốt.

Giai đoạn trẻ sau dậy thì: Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng trong thời kỳ phát triển chiều cao của trẻ. Trẻ ở giai đoạn này chiều cao tăng rất chậm, không đáng kể.

Giải đáp: Khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao?

Khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao

Giai đoạn tăng trưởng chiều cao ở bé trai và bé gái là khác nhau

Sự phát triển chiều cao ở mỗi trẻ khác nhau là khác nhau. Giai đoạn dậy thì chính là thời điểm để các bé phát triển chiều cao một cách mạnh mẽ nhất. Vậy khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao? Quá trình trưởng thành của bé gái thường diễn ra nhanh hơn so với bé trai. Bên cạnh đó, tình trạng thể chất mỗi trẻ là khác nhau, vì vậy một số trẻ có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Chính vì thế rất khó để có thể dự đoán chính xác được khi nào trẻ sẽ ngừng tăng chiều cao. Cùng tìm hiểu thời điểm ngừng tăng chiều cao ở bé trai và bé gái ngay sau đây:

Giai đoạn bé gái ngừng phát triển chiều cao:

Dậy thì là giai đoạn vàng để các bé gái phát triển chiều cao. Khi bước vào giai đoạn này, các bé thường có những dấu hiệu rõ rệt như ngực phát triển, mọc lông và tiết dịch. Đây là những tín hiệu cho thấy cơ thể bé đang thay đổi và chuẩn bị cho một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, sau khi ngực bắt đầu phát triển hoặc sau 2-3 năm kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bé gái sẽ trải qua một đợt tăng trưởng chiều cao đáng kể.

Đa số các bé gái sẽ tăng trưởng chiều cao khi đến tuổi dậy thì. Thông thường, bé gái sẽ đạt đến chiều cao trưởng thành ở khoảng 16-18 tuổi. Ngoài ra, có một số trưởng hợp vẫn có thể tăng thêm chiều cao đến khi đạt độ tuổi 18 – 20 tuổi, tuy nhiên chiều cao tăng thêm của trẻ cũng không đáng kể.

Thời điểm bé trai ngừng phát triển chiều cao:

Bé trai thường “chậm chân” hơn bé gái một chút trong quá trình dậy thì. Độ tuổi trung bình mà bé trai bắt đầu dậy thì là khoảng 12 tuổi. Giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất ở bé trai giống như một cú hích mạnh, thường xảy ra sau 1-2 năm kể từ khi bắt đầu dậy thì. Tuy nhiên, để hoàn thiện quá trình phát triển, bé trai cần thêm 2-5 năm nữa. Thông thường, bé trai sẽ đạt chiều cao tối đa ở độ tuổi 16 – 17 và ngừng hẳn khi đạt 21 tuổi. Ở một số trẻ vẫn có thể cao thêm đến năm 25 tuổi, tuy nhiên chiều cao tăng thêm này cũng không đáng kể.

Mách mẹ cách giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa

Khi nào trẻ ngừng tăng chiều cao

Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất cho trẻ để hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả

Chiều cao của trẻ chịu sự tác động bởi các yếu tố: gen di truyền khoảng 23%, chế độ dinh dưỡng khoảng 32%, vận động thể dục thể thao 20% và một số yếu tố khác. Do đó, trước khi sắp đến giai đoạn ngừng phát triển chiều cao mẹ nên tối ưu hóa việc phát triển chiều cao bằng cách:

Xây dưng chế độ ăn uống đầy đủ chất:

Khi trẻ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với carbohydrate, protein, viatmin D, canxi và các vi chất khác thông qua các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày như trứng, thịt nạc, rau đậu các loại… sẽ giúp cơ thể có đầy đủ “nguyên liệu” để tái tạo xương, từ đó giúp bé tăng chiều cao hiệu quả.

Thiết lập cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh với ít đường, chất béo bão hòa để giúp cơ thể cân đối và trông cao lớn hơn người có cùng chiều cao nhưng bị béo phì.

Vận động, thể dụng thể thao đều đặn:

Việc vận động, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là việc làm đơn giản nhất để giúp kích thích gân, cơ và xương phát triển của trẻ phát triển, từ đó hỗ trợ việc tăng trưởng chiều cao tốt.

Để phát triển chiều cao tối đa, mẹ nên khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất. Những bài tập đơn giản như chạy bộ, hít xà hay các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền không chỉ giúp tăng chiều cao mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng khả năng tương tác xã hội.

Để trẻ tắm nắng:

Ánh nắng mặt trời sẽ giúp kích thích tổng hợp vitamin D dưới da một cách tự nhiên. Đây là cách bổ sung phần lớn nhu cầu vitamin D của cơ thể. Vitamin D sẽ hỗ trợ việc chuyển hóa canxi, giúp tăng kích thước và mật độ xương cho trẻ.

Ngủ đúng giờ đủ giấc:

Giấc ngủ là “thần dược” giúp bạn cao lớn hơn. Cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người trưởng thành đều cần ngủ đủ giấc để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, trẻ em cần ngủ ít nhất 9 tiếng mỗi đêm, còn người trưởng thành nên ngủ từ 7-9 tiếng. Giờ đi ngủ lý tưởng là từ 9-11 giờ đêm để kích thích cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng, giúp xương và các tế bào phát triển tối đa.

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Để cơ thể sản xuất đủ hormone tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, việc kiểm soát cân nặng là vô cùng quan trọng. Lượng mỡ thừa và đường huyết cao không chỉ gây ra các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường mà còn ức chế quá trình tiết hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

Khám sức khỏe cho trẻ định kỳ: Để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chiều cao, bố mẹ nên cho con đi khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh cho trẻ kịp thời.

Bổ sung thực phẩm chức năng

Việc phát triển chiều cao của trẻ có thể tối ưu thông qua chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất phù hợp. Tuy nhiên, một số trẻ lười ăn, kém hấp thu, hoặc các trẻ bị thiếu vi chất như thiếu canxi, vitamin D thì bố mẹ cũng nên bổ sung thêm cho con các thực phẩm chức năng có bổ sung các vi chất này. Khi lựa chọn các thực phẩm vitamin giúp trẻ cao lớn, bố mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ưu tiên các sản phẩm có thành phần từ thảo dược tự nhiên và dễ uống.

Chiều cao lý tưởng là kết quả của quá trình chăm sóc dài lâu, bắt đầu từ khi còn trong bụng mẹ. Thay vì quá lo lắng về dấu hiệu ngừng lớn, bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của con ngay từ giai đoạn đầu đời. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kết hợp với vận động hợp lý, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, sẽ giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa.

 

 

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone