Kinh nghiệm chăm sóc trẻ: Mỗi khi trẻ bị ho sổ mũi phải làm sao?
Khi trẻ bị ho sổ mũi nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,… Vậy mỗi khi trẻ bị ho sổ mũi phải làm sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt hơn nhé.
Mỗi khi trẻ bị ho sổ mũi phải làm sao?
Các cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị ho sổ mũi
Thăm khám và sử dụng thuốc
Khi bé bị hắt hơi, sổ mũi, ho,… thì bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng và mua thuốc điều trị cho con tại nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì bố mẹ nên cho con uống thuốc đúng với liều lượng và thời gian mà bác sĩ hướng dẫn.
Sử dụng mẹo dân gian
Khi trẻ bị ho sổ mũi phải làm sao? – Sử dụng mẹo dân gian
Khi trẻ gặp tình trạng sổ mũi thì ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để điều trị như:
- Sử dụng lá tía tô: khi trẻ bị ho sổ mũi, mẹ có thể lấy lá tía tô, thái nhỏ sau đó bỏ vào cháo cho trẻ ăn. Hoặc mẹ có thể dùng lá tía tô giã lấy nước sau đó pha với một chút nước ấm cho trẻ uống. Đây là cách làm giúp cải thiện hơn triệu chứng cảm cúm, ho sổ mũi cho trẻ. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 2 tuổi thì việc sử dụng lá tía tô không hợp với mùi vị của trẻ nên bố mẹ có thể không áp dụng.
- Sử dụng hẹ: mẹ có thể lấy lá hẹ kết hợp với mật ong để chữa ngạt mũi, sổ mũi và ho cho trẻ. Lấy một ít lá hẹ được thái nhỏ, thêm vào 1 thìa mật ong sau đó đem đi hấp cách thủy. Sau khi hấp chín thì cho trẻ uống lúc ấm, uống thành nhiều lần trong ngày để thấy được hiệu quả.
- Sử dụng tỏi: lấy vào tép tỏi ngâm cùng 100ml mật ong nguyên chất. Sau đó lấy 1 thìa mật ong nhỏ đã được ngâm với tỏi cho trẻ nuốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ngâm sẵn một lọ tỏi và mật ong để bé có thể thỉnh thoảng uống trong tuần giúp phòng và cải thiện bệnh hiệu quả.
- Sử dụng gừng: gừng rửa sạch, đem đi thái lát ngâm cùng mật ong để cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần một muỗng nhỏ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giã nát gừng cho vào nước đun sôi và pha ra để cho bé tắm hoặc ngâm chân. Cả 2 cách này đều đem lại hiệu quả tốt.
- Sử dụng tinh dầu tràm: các tinh chất ở trong tinh dầu tràm có thể giúp chứa nghẹt mũi, sổ mũi, trị ho, tiêu đờm,… Các mẹ có thể cho trẻ ngửi tinh dầu tràm để giúp cho bé dễ thở hơn hoặc thoa vào khăn cổ, lòng bàn chân, cổ tay của bé.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi
Những lưu ý cho ba mẹ khi chăm sóc trẻ bị ho sổ mũi
Khi bé bị ho hoặc sổ mũi thì ba mẹ cần chú ý cách chăm sóc cho trẻ để tình trạng bệnh của bé nặng hơn:
- Giữ ấm cho cơ thể của trẻ để tránh bị nhiễm lạnh dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản,…
- Vệ sinh mũi và họng cho bé bằng nước ấm để hạn chế vi khuẩn sinh sôi gây bệnh và giúp hệ hô hấp của trẻ khỏe hơn.
- Vệ sinh nơi ở, quần áo cùng đồ chơi của trẻ, giữ phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ.
- Khi cho trẻ đến nơi đông người hoặc ra đường cần đeo khẩu trang để tránh phải tiếp xúc với bụi bẩn và mầm bệnh.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị ho, sổ mũi, cảm lạnh,… vì có thể bị lây bệnh từ những người này.
- Không nên cho trẻ ôm chó mèo bởi lông của chúng có thể bị dị ứng, ho,…
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C giúp tang đề kháng như quýt, bưởi, cam, xoài chín, táo, ổi, đu đủ, rau cải.
- Không cho trẻ ăn những thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đông lạnh hay đồ cay nóng. Hoặc cho trẻ uống nước đá lạnh, ăn kem, sữa chua lạnh,…
- Khi trẻ bị mắc bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Qua bài viết mong rằng qua bài viết các ba mẹ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ khi trẻ bị ho sổ mũi phải làm sao. Ngoài ra, để giúp trẻ nâng cao sức khỏe hơn, ba mẹ có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe để con yêu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Ba mẹ nên ưu tiên chọn lực những thực phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như khúng khéng, kế sữa, hồng sâm, bột thảo quả kết hợp với các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D3, kẽm, canxi. Ngoài ra, ba mẹ cần tìm hiểu để chọn cho con những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng cho con được phát triển an toàn.