Những điều cần biết về trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét
Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) là tình trạng trẻ thiếu hụt tất cả các chất dinh dưỡng một cách trầm trọng, hay nói cách khác là suy dinh dưỡng do đói. Dưới đây là những điều cần biết về trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét.
Trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?
Trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét là gì?
Suy dinh dưỡng thể teo đét (MARASMUS), ở thể này trẻ bị suy dinh dưỡng do đói thật sự, trẻ thiếu tất cả các chất đạm, glucid, chất béo,… ở mức độ trầm trọng. Năng lượng hầu như không còn, vì vậy để sống trẻ phải huy động tất cả các chất dự trữ có trong cơ thể, lần lượt là glucid, chất béo, và sau cùng là chất đạm.
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất: tỉ lệ cân nặng trên tuổi còn từ 60-80%, phù trắng, mềm toàn thân, rối loạn tiêu hóa, lớp mỡ dưới da mất ít, da khô, rối loạn sắc tố da với các mảng sắc tố lở loét ở bẹn, đùi, tay. Lúc đầu là những chấm đỏ rải rác lan dần rồi tụ lại thành những đám màu nâu sẫm, vài ngày sau bong da để lại lớp da non, rỉ nước và dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra còn có những triệu chứng như: tóc thưa, dễ rụng, móng tay mềm và dễ gãy, ăn kém, nôn trớ, gan to do thoái hóa mỡ…
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể teo đét
Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể teo đét
Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân chủ yếu của suy dinh dưỡng thể teo đét. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ em không được cung cấp đủ protein, năng lượng, carbohydrate và các dưỡng chất quan trọng khác. Nguyên nhân chính là do nghèo đói hoặc khan hiếm lương thực.
Suy dinh dưỡng được chia làm nhiều thể. Đối với một số thể suy dinh dưỡng phổ biến thì trẻ thường hay bị thiếu hụt nghiêm trọng nhất là:
Ngoài ra, thức ăn bổ sung không hợp lý cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng thể teo đét. Khi đó, đứa trẻ sẽ rơi vào tình trạng kém ăn, đồng thời các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, đường hô hấp sẽ xuất hiện tạo thành một vòng luẩn quẩn khiến sức khỏe của bé ngày càng sa sút.
Hậu quả trẻ suy dinh dưỡng teo đét
Hậu quả trẻ suy dinh dưỡng teo đét
Theo nghiên cứu, suy dinh dưỡng teo đét có thể gây ra các tổn thương bệnh lývà các rối loạn chuyển hóa thường gặp như:
- Gan thường có nguy cơ bị thoái hóa, ở thể suy dinh dưỡng teo đét, tổn thương ở gan hoàn toàn có thể được điều trị phục hồi kịp thời và đúng lúc
- Cơ quan tiêu hóa của trẻ bị suy dinh dưỡng có thể bị tổn thương các tế bào tuyến tụy, niêm mạc ruột bị teo gây ra các tình trạng bệnh lý về tiêu hóa trong quá trình trưởng thành ở trẻ
- Hệ thống cơ tim mạch có thẻ bị teo, cung lượng tim giảm, các trường hợp nặng còn có dấu hiệu đầu chi lạnh, tím, mạch nhỏ khó bắt, khả năng tử vong cao, có thể phục hồi nhưng di chứng để lại khá nguy hiểm
- Não và hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng, các chỉ số phát triển trí tuệ kém, bất thường so với trẻ bình thường
- Hệ thống miễn dịch của trẻ suy dinh dưỡng giảm sút đáng kể, tình trạng này làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn ở trẻ suy dinh dưỡng
- Các rối loạn chuyển hóa như chuyển hóa glucid, lipid, protein, nước và điện giải sẽ xảy ra ở trẻ bị suy dinh dưỡng trong quá trình phát triển.
Cách cải thiện tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét
Cải thiện trẻ suy dinh dưỡng teo đét
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng teo đét, mẹ cần:
- Mẹ bầu ngay từ khi mang thai cần được ăn uống đủ chất, ăn đa dạng thực phẩm và đảm bảo có đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Điều này ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai, dẫn tới dễ dàng bị thể marasmus khi lớn hơn.
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu. Tiếp tục cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng tuổi, ít nhất là bú mẹ tới 12 tháng tuổi.
- Bổ sung dinh dưỡng ngay lập tức cho trẻ khi phát hiện bệnh bằng các loại sữa bột tách kem pha với nước sôi. Trong 1 tuần tiếp theo, phụ huynh pha thêm các loại dầu thực vật (như dầu ăn trẻ em, dầu đậu phộng, dầu hạt hướng dương,…) và casein (một loại chất đạm mà trẻ có thể hấp thụ nhanh) vào pha cùng với sữa.
- Khi trẻ đã bắt đầu hồi phục dần, bắt đầu cho trẻ ăn 3 bữa chính bằng thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột (cháo, cơm, mì, bánh mì, bún, phở), đạm (thịt, cá xay nhuyễn hoặc xé nhỏ – tùy theo tuổi, trứng đánh bông, các loại hạt, các loại đậu), vitamin và khoáng chất (rau, trái cây), chất béo (dầu ăn).
- Trong trường hợp trẻ suy dinh dưỡng thể marasmus bị tiêu chảy thường xuyên, cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước dừa, sữa chua, trà hoa cúc, trà gừng, nước chanh, nước trái cây. Chúng vừa cung cấp nước lại giúp bệnh tiêu chảy nhanh khỏi.
- Trường hợp trẻ suy dinh dưỡng bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cần điều trị bằng kháng sinh và các thuốc khác để loại bỏ tác nhân gây suy dinh dưỡng này.
- Xây dựng lối sống sạch sẽ như vệ sinh tay sạch sẽ khi nấu ăn, cho trẻ ăn và hướng dẫn trẻ luôn rửa tay trước khi ăn. Thường xuyên dọn dẹp không gian sống, lau chùi đồ chơi của trẻ để ngăn trẻ bị nhiễm khuẩn.
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho trẻ chậm lớn, còi xương
Ngoài ra, với các bé trên 1 tuổi, muốn phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ có thể kết hợp bổ sung cho conthực phẩm chức năng giúp bé tăng cân. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm chứa thành phần thảo dược lành tính như: hồng sâm, thảo quả,… kết hợp bổ sung các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin D3, canxi, lysine… giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho bé. Đặc biệt, mẹ cũng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả dùng cho bé.
Tổng hợp: Linh Chi