Phải làm gì khi bé lười ăn thô? Tập ăn thô cho bé đúng cách

Khi bước vào giai đoạn quan trọng của trẻ thì có nhiều ba mẹ muốn con mình làm quen với thức ăn thô mỗi ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bé lười ăn thô khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy cần làm phải như thế nào cho đúng? Hãy thảo khảo bài viết sau để biết thêm!

Những mẹo cho bé lười ăn thô

Phải làm gì khi bé lười ăn thô? Tập ăn thô cho bé đúng cách

Những mẹo cho bé lười ăn thô

Bắt đầu với cháo xay lợn cợn

Đây là một trong những mẹo cơ bản để giúp trẻ làm quen với việc ăn thô. Trước tiên ba mẹ nên bắt đầu bằng những món cháo xay lợn cợn để xem phản ứng của trẻ. Việc không xay nhuyễn nguyên liệu rồi trộn với tráo sẽ là cách để trẻ bắt đầu học cách nhai và xử lý thức ăn thô.

Vì cách làm này cần rất nhiều thời gian để trẻ tập nhai nên ba mẹ không nên nóng vội mà hay chia nhỏ bữa ăn ra để tránh tạo áp lực cho trẻ. Nếu như việc ăn uống không có đủ thời gian thì sẽ khiến cho trẻ biếng ăn hơn

Cho trẻ ăn những thức ăn mềm

Trước khi cho trẻ ăn thô thì ba mẹ nên giới thiệu cho trẻ những món ăn mềm để trẻ có thể làm quen trước. Ở độ tuổi này thì trẻ có thể ăn được những loại thức ăn như đậu phụ, trứng, khoai, chuốt, xoài… Ba mẹ cũng nên cho trẻ tự bốc ăn để có thể tự cảm nhận được thức ăn và giúp cho việc ăn uống trở nên ngon miệng hơn.

Thái thức ăn thành miếng nhỏ

Bằng việc thái thức ăn thành những miếng nhỏ sẽ giúp cho việc ăn uống của trẻ trở nên hứng thú hơn. Ngoài ra vì thức ăn có kích thước nhỏ nên việc này còn giúp cho trẻ có thể tiêu hóa một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra ba mẹ cũng nên thay đổi nguyên liệu thường xuyên để có thể cho trẻ khám phá những món mà mình yêu thích. Trong khi áp dụng mẹo này thì ba mẹ cũng nên quan sát kĩ hành vi ăn uống của các con để có thể đảm bảo quá trình tập cho trẻ ăn thô trở nên thành công

Tập ăn thô cho bé theo từng giai đoạn

Tập ăn thô cho bé theo từng giai đoạn

Giai đoạn 6 tháng tuổi

Đây là cột mốc đầu tiên trong việc tập ăn thô của trẻ nên rất quan trọng. Ở giai đoạn này thì hầu hết trẻ chỉ có nuốt thức ăn chứ chưa ý thức được việc nhai. Do vậy khi nấu cháo thì ba mẹ nên làm cho cháo loãng còn đối với các loại rau củ thì nên ba mẹ nên luộc hoặc hấp trước rồi rây để cho bé có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Đối với những loại rau thì ba mẹ nên ưu tiên những phần lá rau vì chúng mềm hơn và chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết.

Giai đoạn 7 đến 8 tháng tuổi

Trong giai đoạn này thì ba mẹ có giảm bớt nước khi làm cháo và cháo khi chín vẫn cần rây. Khi trẻ đạt 8 tháng tuổi thì không cần phải rây mịn nữa mà cho bé làm quen với việc ăn thô hơn bằng cách nghiền bằng muỗng. Đối với những loại rau củ thì trước tiên vẫn nên rây trước. Sau một khoảng thời gian thì mới tăng thô dần lên bằng cách dầm nát. Đối với thịt các thì nên luộc đến khi tơi lên còn thịt thì ba mẹ nên băm nhuyễn rồi đem đi hòa với nước để nấu lên. Nếu như thịt còn to thì ba mẹ cũng có thể rây để có thể phù hợp hơn cho trẻ

Giai đoạn 9 đến 11 tháng tuổi

Trong giai đoạn này thì trẻ đã có thể nhai thành thục hơn nên ba mẹ có thể nấu cháo kĩ rồi cho trẻ ăn nguyên hạt. Sau khi đến cuối giai đoạn thì ba mẹ có thể làm cho cháo sệt nguyên hạt. Đối với những loại rau củ thì ba mẹ có thể thái to hơn lúc trước như hình que để bé tập nhai. Còn đối với nhóm chất đạm thì đã có thể hấp, xào, luộc hoặc chiên

Giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi

Đây là giai đoạn cuối nên cấu trúc thức ăn của trẻ tương đối hoàn chỉnh. Khi này trẻ có thể ăn được những đồ ăn cứng và có thể cắn bằng lợi. Giai đoạn này rất phù hợp để ba mẹ chế biến thức ăn thành nhiều hình thức với độ cứng đa dạng hơn. Do vậy ba mẹ cũng nên cho trẻ tập làm quen với cơm nát. Những loại nguyên liệu như thịt hay rau củ lúc này sẽ đa dạng hơn. Đối với những loại thịt thì ba mẹ có thể kết hợp với bột chiên giòn hoặc kho mềm tùy theo sở thích của trẻ.

Khi cho trẻ ăn thử lần đầu tiên thì ba mẹ nên cho ăn từ số lượng ít đến nhiều để có thể quan sát rõ phản ứng của trẻ. Trong quá trình ăn thô này có thể làm cho trẻ bị nôn ọe khi chưa quen nên ba mẹ cũng không cần quá phải bận tâm vì tình trạng này sẽ hết sau vài ngày.

Bên cạnh việc bổ sung qua thực phẩm, ba mẹ nên kết hợp dùng thêm những thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con. Ngoài ra, ba mẹ nên chọn sản phẩm có chứa những thành phần từ thiên nhiên như canxi tảo biển, vitamin D3, magie… cùng với những thảo dược lành tính như kế sữa, hồng sâm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon, dễ hấp thu.

———————————————————–

Herokid Gold là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nhập khẩu nguyên hộp từ Hàn Quốc và được Bộ y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Thành phần: chứa chiết xuất thảo mộc Amomum Fruit, Canxi từ tảo biển và Vitamin D3 Chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc, Hovenia, Kế sữa, kẽm, Vitamin C và các Vitamin khác.

Công dụng:

  • Sản phẩm hỗ trợ trẻ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng
  • Bổ sung vitamin D và giúp tăng cường hấp thu canxi, hỗ trợ xương chắc khỏe

Đối tượng sử dụng: Dành cho trẻ chậm lớn, còi xương, thiếu vitamin D, trẻ cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone