Trẻ bị sốt có nên đánh cảm không?

Tâm lý chung của các bậc phụ huynh khi thấy con bị sốt sẽ tìm cách để hạ sốt nhanh cho bé, tuy nhiên trẻ bị sốt có nên đánh cảm không? Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu xem đây có phải cách hạ sốt an toàn cho trẻ không!

Trẻ bị sốt có nên đánh cảm không?

Đánh cảm còn gọi là cạo gió, là biện pháp chữa cảm lạnh theo dân gian, bao gồm cả cảm mạo thông thường hay cảm cúm, cúm. Trước khi tìm hiểu trẻ bị sốt có nên đánh cảm không, bố mẹ cần biết biện pháp này có tác dụng gì. Đánh cảm giúp cải thiện các triệu chứng của tình trạng trúng gió, tạo ra nhiệt lượng làm giãn nở khí huyết để người bệnh mau khỏi, làm giảm các biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi, nhức mỏi tay chân
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn

Trẻ bị sốt có nên đánh cảm không

Phương pháp đánh cảm không nên sử dụng cho trẻ để hạ sốt

Tuy nhiên, liệu biện pháp đánh cảm này có phù hợp áp dụng cho bé đang bị sốt không? Chữa sốt cho trẻ với phương pháp đánh cảm là không đúng, bố mẹ không nên làm theo. Nguyên nhân là bởi:

  • Da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm, khi sử dụng biện pháp đánh cảm sẽ tạo ra nhiều ma sát với nhiệt lượng lớn, khiến làn da trẻ tổn thương như bị xung huyết, chảy máu tạo sẹo.
  • Khiến cho trẻ bị sốt nặng hơn do làm tăng nhiệt độ cơ thể của bé. Trẻ bị sốt kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật, biến chứng ở thận hay hệ thần kinh.

Các phương pháp dân gian giúp trẻ hạ sốt an toàn và hiệu quả

Với những trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dân gian sau để giúp hạ sốt cho con an toàn như:

  • Chanh tươi: Mẹ có thể đắp các lát chanh mỏng cho trẻ khi con bị sốt trên 38 độ C để giúp giảm sốt nhanh, đắp lên các vùng có nhiệt độ cao như trán, tay, khuỷu tay, dọc sống lưng. Tuy nhiên cần lưu ý không nên đắp chanh lên vùng da bị xước, tổn thương. Bởi chanh có tính acid sẽ bào mòn làn da nên sau khi đắp chanh mẹ nên bôi kem chống nắng cho con và không đắp trong thời gian dài.

Trẻ bị sốt có nên đánh cảm không

Dùng chanh tươi đắp lên cơ thể cho trẻ để hạ sốt tự nhiên, an toàn

  • Tinh dầu tràm hoặc oải hương: Hạ sốt cho trẻ với việc tắm bằng tinh dầu tràm hay oải hương sẽ giúp trẻ thông mũi, giảm sốt, giữ ấm cơ thể. Mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm ấm, cho trẻ ngâm 5-7 phút để làm giãn nở mạch máu sẽ giúp con hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả.
  • Lô hội: Một trong những công dụng tuyệt vời của lô hội là hạ sốt. Mẹ có thể dùng gel lô hội để xoa nhẹ bàn chân, tay hay trán, lưng trẻ để giúp con dễ chịu hơn. Tuy nhiên đây chỉ là cách hỗ trợ giảm sốt cho bé, nếu con sốt cao bố mẹ vẫn cần đưa con đi khám để điều trị kịp thời.

Trẻ bị sốt hay bị mất nước, mệt mỏi và không ăn uống được gì. Bố mẹ nên nhớ tăng cường cho con uống nước, bù điện giải với dung dịch Oresol cũng như tìm cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ với chế độ dinh dưỡng đủ chất, kết hợp sử dụng cho trẻ các sản phẩm tăng sức đề kháng để bổ sung đầy đủ các vi chất quan trọng cơ thể bé cần, tăng cường hệ thống miễn dịch để trẻ khỏi ốm nhanh chóng, đặc biệt trong thời gian con ốm bị chán ăn, bỏ bữa.

Trẻ bị sốt có nên đánh cảm không

Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé chậm lớn nhập khẩu chính hãng của Hàn Quốc

Trẻ bị sốt có nên đánh cảm không? Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, mẹ đã trả lời được câu hỏi này rồi. Với những bé bị ho sổ mũi, bố mẹ hãy nhớ làm sạch mũi cho trẻ với việc rửa mũi thường xuyên, hạ sốt cho con và cho trẻ ăn các món ăn cho trẻ bị ho sổ mũi để bé mau khỏi bệnh.

Với những bé sốt cao kèm các biểu hiện như quấy khóc, bỏ ăn, nôn trớ, mệt mỏi,…. tốt nhất ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của con!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone