Trẻ kém hấp thu: Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp?

Kém hấp thu là tình trạng trẻ không hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thức ăn, tình trạng này kéo dài gây thiếu hụt dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ về tình trạng này, ba mẹ hãy tham khảo những biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp cho trẻ kém hấp thu trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện của tình trạng trẻ kém hấp thu mẹ cần lưu ý

Trẻ kém hấp thu: Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp?

Chậm tăng cân là một trong những dấu hiệu trẻ kém hấp thu

Trẻ kém hấp thu là tình trạng rất phổ biến và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Tình trạng này được hiểu là: Khi trẻ vẫn ăn uống, đầy đủ, bình thường nhưng cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng kém hấp thu ở trẻ dựa vào các dấu hiện sau:

  • Trẻ giảm khẩu vị, biếng ăn hoặc không có cảm giác thèm ăn.
  • Trẻ chậm tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển chiều cao
  • Trẻ mệt mỏi, xanh xao, sức khỏe kém, hay mắc bệnh như viêm họng, cảm lạnh…
  • Trẻ thường xuyên bị mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng hoặc sôi bụng.
  • Da của trẻ trở nên khô ráp và tóc mất sức sống, dễ gãy rụng.

Nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng kém hấp thu

Chế độ ăn thiếu cân bằng

Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày và chế độ ăn không được cân bằng giữa 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất chính là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng kém hấp thu, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Bên cạnh đó, thiếu hụt các vi chất cần thiết như kẽm, canxi, magie… sẽ gây cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến tình trạng trẻ kém hấp thu.

Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa

Trẻ kém hấp thu: Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp?

Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, khả năng miễn dịch còn rất non kém nên rất dễ mắc phải các hội chứng rối loạn đường tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Điều này khiến hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, là nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Thiếu enzyme tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa có trong tuyến nước bọt, gan, tụy,… có tác dụng chuyển thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì thế, nếu thiếu enzyme tiêu hóa sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Trẻ mắc một số bệnh lý

Một số trẻ mắc bệnh lý về gan, tuyến tụy, túi mật hoặc ống tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích hoặc trẻ điều trị bệnh bằng tia xạ, phẫu thuật cắt đoạn ruột,… cũng có thể gặp tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, trẻ không dung nạp đường lactose cũng là một nguyên nhân khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng.

Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ kém hấp thu

Trẻ kém hấp thu: Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp?

Mẹ cần khuyến khích trẻ vận động thể chất tăng cường trao đổi chất

Để cải thiện tình trạng kém hấp thu, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ba mẹ nên bắt đầu bằng việc cung cấp chế độ ăn uống cân đối cho trẻ bao gồm đủ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng và sữa.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Chia nhỏ chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu.
  • Theo dõi và hỗ trợ tâm lý: Đặc biệt đối với trẻ có vấn đề biếng ăn tâm lý gây ra kém hấp thu dinh dưỡng, mẹ cần hỗ trợ và quan tâm để giúp trẻ cải thiện hơn. Khi đó, mẹ cần chế biến món ăn đúng cách, đẹp mắt để tạo hứng thú cho con, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục đều đặn: Tăng cường hoạt động thể chất có thể kích thích sự tuần hoàn máu và quá trình tiêu hóa, từ đó cải thiện hấp thu dinh dưỡng.
  • Theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh phù hợp: Liên tục theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch điều trị theo cần thiết.
  • Tư vấn dinh dưỡng: Hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của trẻ.
  • Kiểm tra y tế định kỳ: Điều này giúp theo dõi và điều chỉnh liệu trình điều trị theo tiến triển của trẻ.
  • Bên cạnh đó, bổ sung sản phẩm bổ sung vi chất hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng là giải pháp an toàn và hiệu quả cho bé biếng ăn, chậm lớn do thiếu hấp thu. Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết cho bé như vitamin D, canxi, kẽm, vitamin C, các vitamin nhóm B… Đồng thời, những sản phẩm bổ sung cho bé cần được tìm hiểu kỹ thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trẻ kém hấp thu: Biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp?

Siro tăng cường sức đề kháng cho trẻ chậm lớn, còi xương nhập khẩu chính hãng Hàn Quốc

Bằng cách hiểu rõ về biểu hiện, nguyên nhân và các giải pháp phù hợp, ba mẹ có thể hỗ trợ và chăm sóc cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho trẻ và sự phát triển của con một cách hiệu quả. Chúc các con luôn khỏe mạnh!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone