Bố mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng khi đến tuổi ăn dặm rồi mà bé vẫn không chịu ăn bột. Trẻ lười ăn bột phải làm sao để con ăn ngon và phát triển tốt? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, độ tuổi lý tưởng cho trẻ bắt đầu ăn bột là 6 tháng tuổi. Dẫu vậy, không phải trẻ nào khi bắt đầu ăn dặm cũng hợp tác và thích ăn bột. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ lười ăn bột?
Trẻ lười ăn bột
Các mẹ cần biết, việc cho trẻ vừa ăn vừa chơi hay xem tivi sẽ khiến con mất tập trung, không còn hứng thú với việc ăn bột. Là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ biếng ăn và lười ăn bột dặm.
Trẻ mắc phải một số bệnh lý như: mọc răng, họng bị đau, sưng,… nên không muốn ăn bột. Bên cạnh đó, khi hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn sẽ có một số triệu chứng như: nôn trớ, đầy bụng khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,… cũng sẽ khiến bé lười ăn bột.
Khi trẻ vị virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ làm con cảm thấy mệt mỏi nên không có hứng thú ăn bột.
Do bé bú sữa mẹ ở dạng lỏng nên sẽ không quen với việc ăn thức ăn đặc hơn. Từ đó, gây ra tình trạng bé biếng ăn bột.
Trẻ lười ăn bột phải làm saođể cải thiện? Bố mẹ cần thật kiên nhẫn khi cho con ăn. Việc tập cho bé ăn bột này cần được thực hiện một cách từ từ, ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc và lượng thức ăn tăng dần theo từng tháng tuổi. Cụ thể:
Trẻ 5 – 6 tháng
Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc
Trong thời gian bé tập ăn dặm mẹ không nên ép con ăn quá nhiều, chỉ cần cho trẻ làm quen với thìa và tập nuốt là được.
Trẻ 7 – 9 tháng
Sau một thời gian tập ăn dặm, đến giai đoạn 7-9 tháng thì trẻ đã quen với việc ăn thức ăn thô. Theo đó, thực đơn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất như: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, mẹ nên chú ý bổ sung chất béo đủ liều lượng để trẻ tăng cường hấp thu vitamin, phát triển não bộ một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, để kích thích thị giác, vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn cũng như giúp trẻ có thói quen thích ăn rau sau này mẹ hãy nghiền nhỏ các loại rau củ để bát bột của bé có nhiều màu sắc bắt mắt hơn.
Để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn bột, mẹ cần lưu ý để bữa ăn của trẻ diễn ra trong không khí vui vẻ. Khi trẻ không muốn ăn nữa thì mẹ cũng nên dừng lại, không ép trẻ ăn vì càng ép trẻ càng biếng ăn hơn đó.
Bột thịt heo, rau cải và phô mai
Bột thịt heo, rau cải và phô mai
Nguyên liệu: thịt lợn, rau cải, phô mai và dầu ăn
Cách thực hiện: Đầu tiên, thịt heo rửa sạch, luộc rồi xay nhuyễn. Khi đ\bột chín, thêm thịt và rau vào, khuấy đều tay đến khi sôi. Sau đó, thêm phô mai vào, khuấy đều rồi tắt bếp. Cuối cùng, đổ bột ra bát, đến khi nào chỉ còn âm ấm thì thêm khoảng 5ml dầu ăn vào, để nguội và cho bé ăn.
Bột lươn, cà rốt và hạt sen
Nguyên liệu: lươn, cà rốt, hạt sen và dầu ăn.
Cách thực hiện: Làm sạch lươn, đem hấp hoặc luộc lươn rồi lóc thịt, tán nhuyễn. Tiếp theo, hầm hạt sen và cà rốt cho mềm và tán nhuyễn. Mẹ cho bột, hạt sen và cà rốt vào nồi đun với lửa vừa, khuấy đều tay để không bị vón cục. Cuối cùng, mẹ cho thịt lươn vào rồi tắt bếp, đổ bột ra bát, cho dầu ăn vào, để ấm ấm rồi cho bé ăn.
Bột tôm, bí đỏ
Bột tôm, bí đỏ
Nguyên liệu: tôm, bột, bí đỏ và dầu mè
Cách thực hiện: Tôm lột bỏ vỏ, luộc chín & xay nhuyễn. Bí đỏ, gọt vỏ, hấp chín mềm và tán nhuyễn. Bắc nồi lên khuấy bột cho chín rồi cho tôm, bí đỏ. Khi bột chín thì tắt bếp, đợi âm ấm thì cho thêm dầu ăn vào và cho bé ăn.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mẹ biết được câu trả lời cho câu hỏi: “Trẻ lười ăn bột phải làm sao?” để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Với những trẻ trên 1 tuổi mẹ đã áp dụng nhiều cách mà vẫn không chịu ăn, mẹ có thể bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho con như: kẽm, lysine, vitamin D,…
Mẹ có thể dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ lười ăn
Lưu ý, mẹ nên mua sản phẩm bổ sung tại địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để không gây ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào tới sức khỏe và sự phát triển của bé nhé!