Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Thừa cân ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra nhiều lo ngại cho các bậc phụ huynh. Vậy liệu trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không? Bài viết này sẽ giúp các mẹ giải đáp ngay thắc mắc này và đưa ra các gợi ý để giúp bố mẹ kiểm soát cân nặng hợp lý cho bé nhà mình nhé!

Trẻ thừa cân béo phì là như thế nào?

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không

Thừa cân béo phì ở trẻ là như thế nào?

Thừa cân béo phì ở trẻ em là tình trạng cơ thể tích lũy quá nhiều mỡ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tình trạng béo phì thừa cân không chỉ được đánh giá thông qua tỷ lệ cân nặng/chiều cao của trẻ mà còn dựa vào tỷ lệ mỡ trên cơ thể.

Chỉ số béo phì ở trẻ em được tính theo chỉ số BMI:

BMI (Body Mass Index) là chỉ số được sử dụng để đánh giá lượng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể dựa vào chiều cao và cân nặng của trẻ. Chỉ số BMI tiêu chuẩn ở trẻ sẽ có sự thay đổi theo độ tuổi bởi trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng, chiều cao, cân nặng cũng thay đổi nhanh chóng. Ngoài ra, chỉ số BMI cũng có thể thay đổi theo giới tính.

Cách tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo lứa tuổi từ 2 tuổi tới 20 tuổi

Khi BMI trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân. Ngoài vấn đề hạn chế sự tăng trưởng chiều cao, trẻ béo phì, thừa cân dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mỡ thừa tích tụ trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến các bệnh như rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Khi mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ khó thở, thậm chí có thể bị ngưng thở khi ngủ, gây thiếu oxy cho não và dẫn đến hội chứng Pickwick. Béo phì còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như sỏi mật, gan nhiễm mỡ, táo bón và tăng nguy cơ ung thư đường mật, đại trực tràng. Ngoài ra, trẻ béo phì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không

Trẻ thừa cân béo phì ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao

Tình trạng trẻ béo phì thừa cân cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi dư cân thì cơ hội tăng chiều cao vượt trội của trẻ cũng khó hơn. Tại sao trẻ thừa cân béo phì lại ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như vậy? Một số nguyên nhân sau mẹ nên biết:

Trẻ thừa cân sẽ tạo áp lực lên các xương trong cơ thể. Lý do này có thể làm cho xương không thể phát triển một cách bình thường và làm ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ.

Mất cân bằng Hormone Tăng Trưởng: Với các con béo phì có nhiều mỡ bụng, khi lớp mỡ quá dày (dư cân bền vững) có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hormone tăng trưởng trong cơ thể, từ đó gây ra sự rối loạn trong quá trình phát triển xương và chiều cao ở trẻ.

Ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng: Thừa cân béo phì có thể dẫn đến sự rối loạn về cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ. Một số trường hợp trẻ dư cân rất nhiều tế bào chất béo (tế bào mỡ) trực tiếp hấp thụ cạnh tranh Vitamin D3 tại niêm mạc ruột, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc hấp thụ canxi làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển xương ở trẻ.

Gợi ý biện pháp kiểm soát cân nặng hợp lý cho trẻ

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không

Xây dựng lịch vận động, thể thao hàng ngày cho trẻ

Để giúp kiểm soát cân nặng hợp lý cho trẻ bố mẹ cần theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ thường xuyên và áp dụng các biện pháp để kiểm soát cân nặng của trẻ sao cho phù hợp với độ tuổi. Dưới đây là một số biện pháp bố mẹ nên áp dụng ngay:

Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cần đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên đối với các bé thừa cân béo phì các bố mẹ nên tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ các chuyên gia để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng hiện tại của trẻ.

Cho trẻ ăn sáng đầy đủ sẽ giúp các con có được nguồn năng lượng dồi dào. Nhiều gia đình cho con dậy muộn, khi đi học lại vội vàng khiến con thường bỏ bữa sáng. Hãy tập cho con dậy sớm, ăn sáng đầy đủ và thong thả vừa giúp con có sức khỏe tốt vừa giúp con tập được một thói quen đúng đắn.

Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga nếu muốn có chiều cao tốt và một cơ thể khỏe mạnh lâu dài.

Không nên cho trẻ ăn đêm. Trừ trường hợp trẻ sơ sinh, khi mà các con đã chuyển sang ăn điều độ theo bữa thì nên mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đêm. Nếu cho trẻ ăn đêm, cơ thể sẽ tiết ra insulin để tiêu hóa thức ăn. Mà insulin lại hạn chế hormon tăng trưởng. Chính vì vậy mẹ nên cho con ngủ xuyên đêm để tận dụng được tối đa lượng hormon tăng trưởng giúp bé tăng chiều cao hiệu quả.

Xây dựng lịch vận động, thể thao hàng ngày cho trẻ. Bố mẹ cần khuyến khích trẻ làm việc nhà tùy theo độ tuổi để trẻ được vận động nhiều nhất có thể. Hạn chế tình trạng cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, chơi game quá lâu…Khuyến khíc trẻ tham gia các vận động hàng ngày như: đi bộ đến trường nếu nhà gần, chạy, nhảy dây, đánh cầu lông, đá bóng, đá cầu, leo cầu thang…Sau khi trẻ hoạt động thể lực xong cần cho con uống đủ nước để bù lại lượng nước bị mất.

Để đảm bảo việc phát triển chiều cao tốt nhất cho trẻ em, việc duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh và bổ sung vitamin D, canxi là yếu tố quan trọng. Ngoài việc bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ qua thực phẩm ăn uống hàng ngày, bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho con qua các thực phẩm bổ sung vitamin giúp trẻ cao lớn hơn.

Sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Hero Kid Gold bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ từ 1 tuổi

Như vậy thừa cân béo phì ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên cũng như sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên có những phương án chăm sóc sức khỏe phù hợp để giúp con khỏe mạnh và sở hữu chiều cao vượt trội.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone