Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cần lưu ý gì?
Niêm mạc mũi hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều khói bụi, tạp chất nên bố mẹ cần rửa mũi cho con để phòng các bệnh lý hô hấp cho trẻ. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý và lưu ý khi rửa mũi cho bé!
Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ an toàn đúng cách
Trẻ nhỏ hay mắc phải các bệnh lý hệ hô hấp, do đó bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cho con để loại bỏ sự tắc nghẽn mũi, tránh làm cho con bị hắt hơi, tắc mũi.
Vệ sinh mũi cho trẻ giúp con khỏi ngạt mũi, làm thông thoáng đường thở cho bé
Áp dụng các bước rửa mũi cho bé đúng cách đơn giản như sau đây:
- Để tránh bị nhiễm khuẩn và bị bụi bẩn, bố mẹ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng hay nước rửa tay trước.
- Đặt bé nằm nghiêng một bên, đầu thấp, mông cao và nhờ có người giữ trẻ cố định ở tư thế này để con không giãy giụa khi rửa mũi. Để tránh nước muối sinh lý bị trào ngược, bố mẹ cần lót khăn sữa dưới cổ bé để nước muối chảy ra thấm vào khăn.
- Kiểm tra mức độ ngạt mũi của bé, nếu con bị ngạt mũi nhẹ, dịch lỏng thì tiến hành rửa mũi với nước muối sinh lý. Nếu dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì cần nhỏ 2-3 giọt nước muối để làm mềm gỉ mũi, lấy tăm bông khuấy mũi bé để gỉ mũi bong ra trước.
- Đặt đầu của dụng cụ rửa mũi vào lỗ mũi phía trên của bé, bơm vòi chứa nước muối sinh lý nhẹ nhàng để nước muối đi sâu vào bên trong mũi, đẩy chất nhầy ra từ lỗ mũi còn lại.
- Thực hiện với cả hai bên mũi và lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi nước từ mũi có màu vàng trong, không có dịch nhầy của mũi là được. Nếu bé có dịch mũi quá đặc thì bố mẹ cần hút mũi cho con 3-5 lần/ngày.
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý cần lưu ý gì?
Trẻ nhỏ rất nhạy cả với vi khuẩn và bụi bẩn, do đó khi dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
- Đảm bảo vệ sinh tay thật sạch trước khi tiến hành vệ sinh mũi cho trẻ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi trẻ và gây bệnh.
Bố mẹ cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ
- Rửa mũi có thể làm cho con bị khó chịu, bố mẹ nên vệ sinh mũi cho bé trước bữa ăn để con không bị nôn trớ.
- Chỉ rửa mũi cho con khi bé còn thức bởi lúc đó miệng bé mở sẽ ngăn nước muối chảy xuống cổ họng.
- Không dùng ống tiêm rửa mũi cho con bởi ống tiên có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, hãy dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng.
- Nếu trẻ có gỉ mũi và dịch nhầy đặc, không thể ra theo nước muối thì hút mũi cho trẻ là rất cần thiết.
- Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn cao, bố mẹ không nên sử dụng nếu trẻ không bị viêm mũi bởi dùng nhiều có thể gây phản tác dụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ hơn.
Nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ và giúp con phòng ngừa các bệnh lý hệ hô hấp hay gặp phải, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, bố mẹ hãy lưu ý kết hợp bổ sung dinh dưỡng cho bé với chế độ ăn đủ chất và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp bổ sung đa dạng các vi chất thiết yếu mà trẻ cần để có sức khỏe tốt, nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả như vitamin D, vitamin C, kẽm,… Bên cạnh đó, với các sản phẩm dùng cho bé, bố mẹ hãy tìm hiểu kĩ về thành phần, hàm lượng, ưu tiên chọn mua các sản phẩm an toàn với thành phần lành tính, phù hợp bổ sung cho con mỗi ngày.
Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé chậm lớn nhập khẩu chính hãng của Hàn Quốc
Với những thông tin trên, chắc hẳn bố mẹ đã biết cách vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý như thế nào và lưu ý gì khi thực hiện rửa mũi cho bé rồi. Khi trẻ bị ho sổ mũi, ngoài việc rửa mũi làm sạch dịch nhầy, bố mẹ hãy bổ sung cho con các món ăn cho trẻ bị ho sổ mũi để bé hồi phục nhanh chóng, mau khỏi bệnh.