Bé 1 tuổi lười ăn cơm, chỉ ăn cháo phải làm sao?
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, nỗi lo lắng phổ biến của các bậc phụ huynh là bé 1 tuổi lười ăn cơm và chỉ thích ăn cháo. Điều này khiến con không đủ dinh dưỡng, mà bố mẹ cũng rất lo lắng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra cách giải quyết vấn đề này nhé!
Nguyên nhân khiến bé lười ăn cơm, chỉ thích ăn cháo?
Nguyên nhân khiến bé lười ăn cơm, chỉ thích ăn cháo
Có thể do nhiều yếu tố khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Yếu tố sinh lý: Trong một số trường hợp, bé có thể thích ăn cháo hơn cơm vì cơm là thức ăn cứng hơn và khó nhai hơn so với cháo. Điều này có thể do cơ thể chưa phát triển đầy đủ các cơ hàm để nhai và tiêu hóa các loại thức ăn cứng.
- Điều kiện sức khỏe: Một số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm lợi, răng khớp không đúng hoặc vấn đề về tiêu hóa có thể làm cho việc nhai và tiêu hóa thức ăn cứng trở nên khó khăn và không thoải mái.
- Thay đổi khẩu vị: Trẻ có thể trải qua các giai đoạn thay đổi khẩu vị, có thể do muốn thử những loại thức ăn mới và có thể tạm thời lựa chọn ăn cháo thay vì cơm.
- Lựa chọn thức ăn: Bé thích ăn cháo vì có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau và thường có hương vị hấp dẫn, dễ nuốt hơn.
- Thói quen: Do từng được cho ăn cháo từ khi còn nhỏ, thì việc thay đổi sang ăn cơm có thể gặp khó khăn do đã quen với thói quen này và không muốn thay đổi.
- Điều kiện răng miệng: Các vấn đề về răng miệng hoặc lợi, như răng sâu, viêm lợi, hoặc răng đang mọc, có thể gây ra đau khi ăn cơm, nên sẽ muốn ăn những món mềm như cháo.
Giải pháp để cải thiện tình trạng trẻ lười ăn cơm, chỉ thích ăn cháo
Có rất nhiều giải pháp khác nhau để cải thiện tình trạng này, cụ thể như:
- Dần dần chuyển từ cháo sang cơm: Bắt đầu bằng việc pha trộn chút cháo vào cơm, sau đó dần dần giảm lượng cháo và tăng lượng cơm cho bé. Điều này giúp quen dần với hương vị mới và đảm bảo nhận được đủ dưỡng chất cần thiết.
- Tạo ra môi trường tích cực khi ăn cơm: Hãy tạo một không gian vui vẻ và thoải mái khi trong khi ăn cơm. Nên nói chuyện và khích lệ làm cho bữa ăn trở nên vui vẻ. Tránh tạo áp lực và ép buộc trong lúc ăn uống.
Chế biến da dạng các món cơm
- Thay đổi cách chế biến món cơm: Hãy thay đổi cách chế biến món cơm để làm cho nó thú vị hơn. Nên thêm các loại rau, thịt hoặc hải sản vào cơm để làm cho nó hấp dẫn hơn, đây cũng là một trong những cách giúp trẻ ăn ngon, món ngon cho bé lười ăn rau vừa giúp con vừa có đầy đủ các chất dinh dưỡng mà còn được thưởng thức món ăn một cách ngon miệng.
- Hạn chế ăn cháo: Dần dần hạn chế ăn cháo quá nhiều trong một ngày. Nếu như bé cảm thấy đói, hãy tăng lượng cơm và giảm cháo để khuyến khích việc ăn cơm và thúc đẩy sự thèm ăn hơn.
- Gương mẫu từ người lớn: Trẻ em thường học theo những gì người lớn làm, vì vậy hãy chắc chắn rằng mọi người trong gia đình cũng ăn cơm một cách thích thú và đều thực hiện một thói quen ăn uống lành mạnh.
Trong giai đoạn này, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng để tăng cường sự phát triển toàn diện cho trẻ. Vì thế, bố mẹ nên hỗ trợ sức khoẻ cho con bằng cách sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa các thành phần tự nhiên lành tính như hồng sâm, canxi tảo biển, kế sữa, bột thảo quả, cây khúng khéng…sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể bao gồm tăng cường sức khoẻ, sức đề kháng, hệ miễn dịch, hỗ trợ duy trì tăng cường sức khoẻ và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại đến từ môi trường.
Bố mẹ tham khảo hỗ trợ sức khoẻ cho con bằng cách bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ
Tóm lại, tình trạng bé 1 tuổi lười ăn cơm và chỉ thích ăn cháo là một trạng thái phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, vì có thể được giải quyết dễ dàng thông qua việc kiên nhẫn và thử áp dụng những phương pháp hữu ích được nêu trên.