Chăm sóc trẻ bị ho sốt có đờm đúng cách
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh lý hô hấp, cúm, ho, cảm lạnh. Nếu bố mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ bị ho sốt có đờm thế nào thì tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết nhé!
Trẻ ho có đờm, ngạt mũi kèm theo sốt là bệnh gì?
Trẻ ho sổ mũi là phản ứng bình thường của cơ thể trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho sốt có đờm phải kể tới như:
- Cảm lạnh: Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi và độ ẩm tăng cao khiến trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh. Nếu bố mẹ cho con mặc quá nhiều quần áo ấm sẽ khiến con bị đổ mồ hôi khi ngủ, làm trẻ dễ cảm lạnh. Trẻ bị cảm lạnh sẽ ảnh hưởng tới cổ họng, làm con khó chịu, đau rát, khó nuốt nước bọt hay bị viêm họng, kèm theo triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi.
Trẻ bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu ho có đờm, ngạt mũi sổ mũi
- Cảm cúm: Triệu chứng trẻ bị cảm cúm thường thấy là bé bị sốt cao khoảng 38-39 độ C, đau họng, sổ mũi và cơ thể mệt mỏi, kém ăn, kém hấp thu dinh dưỡng.
- Viêm phế quản, viêm phổi và viêm tiểu phế quản: Trẻ nhỏ dễ bị vi khuẩn và virus tấn công do hệ hô hấp còn non nớt, và biểu hiện trẻ bị viêm phế quản, viêm phổi thường gặp là khó thở, ho, sổ mũi, sốt cao, lười ăn, khó chịu.
- Viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Trẻ bị viêm mũi dị ứng do khí hậu, môi trường (phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn…) dẫn tới triệu chứng bị sổ mũi, và dịch nhầy ở mũi chảy xuống họng sẽ kích ứng phản xạ ho của bé.
Chăm sóc trẻ bị ho sốt có đờm đúng cách
Để chăm sóc trẻ bị ho sốt có đờm cũng như tăng cường sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, bố mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh mũi hàng ngày và giữ ấm cho trẻ: Trẻ sổ mũi và ho có đờm có thể dẫn tới biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Do đó bố mẹ nên rửa mũi cho con với nước muối sinh lý thường xuyên để làm loãng đờm, thông đường thở, giúp trẻ phục hồi nhanh chóng hơn. Lưu ý trước khi nhỏ mũi cần hút mũi sạch để tránh dịch mũi trào ngược vào trong. Đồng thời cần giữ ấm cơ thể cho bé nhất là vào mùa lạnh và buổi tối.
Vệ sinh mũi sạch sẽ cho con để giúp con dễ thở và mau khỏi bệnh
- Vỗ rung long đờm cho trẻ:Đặt trẻ nằm nghiêng và bố mẹ vỗ nhẹ lưng con từ phổi tới cổ, tránh gõ không quá mạnh và vỗ từ dưới lên trên để hướng đờm lên miệng trẻ. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày và khoảng 3 phút mỗi lần. Nếu thấy bé có đờm trong họng, mẹ hãy lấy khăn sạch quấn vào ngón tay và lấy đờm ra ngoài.
- Chế độ dinh dưỡng:Với những trẻ bú mẹ, mẹ hãy cho con bú nhiều hơn để cung cấp kháng thể cho bé, tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Còn với trẻ lớn thì cần cho con ăn các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, nấu các món ăn cho trẻ bị ho sổ mũi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như cháo, súp, nước ép trái cây, rau củ hoa quả tươi..
Trong thời gian trẻ bị ho có đờm và sốt con sẽ rất mệt mỏi, kém ăn cũng như hấp thu dinh dưỡng không hiệu quả. Bố mẹ cần kết hợp một chế độ ăn đủ chất cũng như tăng cường sử dụng thêm các sản phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ để bổ sung đầy đủ vi chất quan trọng mà cơ thể con cần đặc biệt là khi bé không ăn được nhiều, giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể để trẻ mau khỏi bệnh.
Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé chậm lớn nhập khẩu chính hãng của Hàn Quốc
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bố mẹ biết được cách chăm sóc khi trẻ bị ho sốt có đờm thế nào rồi. Nếu trẻ bị sốt, mệt, ho có đờm, đau ngực khó thở kéo dài hay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì cần đưa con đi bệnh viện để khám chuyên khoa kịp thời.