Chăm sóc trẻ ho có đờm sốt cao? Khi nào cần cho con đi viện?

Trẻ ho có đờm sốt cao không phải lúc nào cũng cần đi khám bác sĩ ngay. Với những triệu chứng thông thường, bố mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà để giảm ho, giảm sốt cho bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ trang bị thêm các kiến thức cần thiết để chăm trẻ tại nhà!

Nguyên nhân làm cho trẻ bị sốt ho có đờm

Trẻ ho có đờm sốt cao thường do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra như viêm phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản.. Chất dịch tạo ra để bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác động của vi khuẩn, virus hay dị nguyên xâm nhập.

Trẻ ho sẽ loại bỏ đờm và chất dịch qua đường hô hấp dưới. Thông thường trẻ cũng sẽ có dấu hiệu sốt khoảng 37.5 – 38 độ C, nếu theo dõi thấy con sốt cao trên 38 độ C, bố mẹ cần đưa con đi khám để tránh tình trạng sốt lâu mất nước, rối loạn điện giải, co giật, thiếu oxy não..

Chăm sóc trẻ ho có đờm sốt cao? Khi nào cần cho con đi viện?

Trẻ bị ho có đờm sốt cao thường do các bệnh viêm đường hô hấp gây ra

Chăm sóc trẻ ho có đờm sốt cao như thế nào?

Để cải thiện tình trạng ho sốt có đờm ở trẻ nhỏ, bố mẹ có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc bé tại nhà như dưới đây giúp con mau khỏi và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ nhanh chóng:

Vệ sinh mũi họng giúp giảm đờm, để bé dễ thở

Mũi và họng của trẻ vướng đờm sẽ rất khó chịu và làm cho con quấy khóc nhiều. Việc vệ sinh mũi họng sẽ giúp giảm đờm, kháng khuẩn và làm thông thoáng đường thở của bé, để con dễ thở hơn.

Mẹ có thể dùng bình xịt rửa mũi chuyên dụng vệ sinh mũi cho con. Do tế bào thành mũi của bé mỏng nên cần dùng sản phẩm chuyên dụng phù hợp với bé. Vệ sinh cổ họng và miệng trẻ với nước đun sôi để nguội, dùng nước muối sinh lý với trẻ lớn ngày 3-4 lần.

Chăm sóc trẻ ho có đờm sốt cao? Khi nào cần cho con đi viện?

Vệ sinh mũi và hút đờm dịch cho bé để con dễ thở hơn

Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi con bị ho

Trẻ hay mắc các bệnh đường hô hấp khi giao mùa, đặc biệt vào mùa thu đông thời tiết lạnh, bố mẹ cần giữ ấm cơ thể cho con với quần áo dài tay, độ mũ và đi tất giữ ấm. Khi bé ngủ hãy quấn thêm khăn mỏng cho con.

Còn vào mùa hè mẹ không nên mặc đồ dày cho bé, để phòng ngủ của con thoáng khí, tăng nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C. Tuy nhiên cần giữ ấm vừa đủ, không nên dùng quần áo dày hay chăn dày sẽ khiến bé bị thấm ngược mồ hôi lại và nhiễm lạnh.

Chú ý tình trạng bị sốt của con

Những trẻ bị ho và sốt, bố mẹ cần theo dõi sát sao và giảm sốt cho trẻ nhanh chóng. Hãy đắp chườm ấm cho con để giảm nhiệt độ cơ thể của bé, bù nước cho con với dung dịch Oresol cũng như bù nước và điện giải với các loại nước ép, sữa, cháo súp. Bữa ăn nên được chia nhỏ và mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều một lúc.

Bố mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ với thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt cho con ăn nhiều vitamin C trong các loại rau củ, hoa quả tươi. Tham khảo chế biến các món ăn cho trẻ bị ho sổ mũi và cho trẻ dùng để giảm ho sốt. Với những trẻ đang bú mẹ thì cần cho con bú nhiều hơn để bù lại lượng nước mất đi khi bé sốt.

Chăm sóc trẻ ho có đờm sốt cao? Khi nào cần cho con đi viện?

Bù nước và điện giải cho trẻ với dung dịch Oresol

Sử dụng các biện pháp dân gian giúp giảm ho, long đờm cho trẻ

Thực hiện các bài thuốc tự nhiên giúp trẻ giảm ho và long đờm an toàn và hiệu quả như:

  • Húng chanh hấp đường phèn: Húng chanh có công dụng tiêu đờm, sát khuẩn, trong khi đường phèn giúp làm dịu họng, trừ đờm. Mẹ hãy lấy 3-4 lá húng chanh hấp với đường phèn cho con dùng 1-2 lần để giảm ho hiệu quả.
  • Quất tươi hấp mật ong: Quất chứa tinh dầu và vitamin C giúp tăng cường đề kháng, giảm ho, long đờm, kết hợp với mật ong tăng công dụng giảm ho cho bé. Bố mẹ hãy lấy quất hấp với mật ong cho trẻ uống 2-3 lần một ngày để làm giảm bớt cơn ho của bé.

Dấu hiệu cho thấy cần cho bé bị ho có đờm và sốt đi viện

Tuy trường hợp trẻ bị ho sốt thường gặp nhưng nếu thấy bé có các dấu hiệu sau thì bố mẹ cần cho con đi khám và điều trị sớm:

  • Trẻ bị sốt cao trên 38 độ C và có dấu hiệu co giật.
  • Trẻ bỏ ăn, ngủ li bì, khó đánh thức bé dậy.
  • Trẻ bị ho liên tục, cảm giác khó thở và khò khè khi đi ngủ.
  • Trẻ thở nhanh (Với trẻ dưới 2 tháng thở trên 60 lần/ phút; trẻ từ 2-12 tháng thở trên 50 lần/ phút; trẻ từ 1-3 tuổi thở trên 40 lần/ phút).
  • Ấn làn da trẻ lõm lâu không hồi, bé khát nước nhưng không uống được.

Trẻ bị ho ốm và kèm theo sốt thường hay gặp những lúc thời tiết giao mùa, nhất là với đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện thì càng dễ bị bệnh hơn.

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe của con với các cách trên, bố mẹ nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho bé. Tăng cường các vi chất có lợi cho trẻ trong giai đoạn con ốm mệt, ho sốt không ăn uống được là rất cần thiết, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và sớm khỏi bệnh.

Chăm sóc trẻ ho có đờm sốt cao? Khi nào cần cho con đi viện?

Sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé chậm lớn nhập khẩu chính hãng của Hàn Quốc

Hiện tượng trẻ ho có đờm sốt cao không hiếm gặp, tuy nhiên bố mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để phản ứng kịp thời, tránh để cơn ho sốt kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone