Kinh nghiệm xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn

Nuôi dưỡng trẻ với chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bài viết này Herokid Gold sẽ chia sẻ cho mẹ kinh nghiệm xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn hợp lý và khoa học.

Trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, với dạ dày nhỏ bé nên con không thể ăn được một lượng thức ăn lớn. Bởi vậy, các mẹ cần lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn cần đáp ứng đủ dưỡng chất thiết yếu, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Đảm bảo đầy đủ hàm lượng calo

Đảm bảo đầy đủ hàm lượng calo

Trẻ mầm non, thời gian con thức, hoạt động, học tập, vui chơi sẽ chủ yếu là ở trường. Năng lượng cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ ở trường là từ 735 – 882 KCal/ ngày. Nó chiếm khoảng 50% – 60% nhu cầu năng lượng 1 ngày của trẻ.

Bột đường (glucid) và chất béo (lipid) là 2 dưỡng chất chủ yếu để cung cấp năng lượng hàng ngày của trẻ. Glucid có nhiều trong các loại ngũ cốc và đường. Còn lipid có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Cho nên, trong quá trình xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn, cần lưu ý kết hợp giữa thực phẩm nhiều calo và thực phẩm ít calo với nhau. Điều này nhằm đảm bảo hàm lượng calo cần thiết cho trẻ mỗi ngày, không thiếu không thừa khiến trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Cân đối các chất P (protein) – L (Lipid) – G (Glucid)

Kinh nghiệm xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn

Cân đối các chất P (protein) – L (Lipid) – G (Glucid)

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn, mẹ cần lưu ý cân đối 3 chất: Protein – Lipid – Glucid. Cụ thế:

  • Protein là nguyên liệu chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành các tố chất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Một số thực phẩm giàu protein như: thịt, cá, trứng, sữa, lạc,…
  • Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ. Một số thực phẩm giàu lipid như: mỡ lợn, dầu ăn, các loại quả hạt chứa nhiều tinh dầu,…
  • Glucid giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Một số thực phẩm giàu glucid như: gạo, bột mỳ, miến, đường, …

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ mầm non cần đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các chất: P – L – G theo tỷ lệ 14 – 16; 18 – 20, 64 – 68.

Một số lưu ý để đảm bảo lượng dưỡng chất cần thiết cho bé mầm non:

  • Để đảm bảo lượng protein: Kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng,… với đạm cung cấp từ đậu, lạc, vừng và các loại canh rau có độ đạm tương đối cao như: rau ngót, rau muống,…
  • Để đảm bạo lượng lipid: Hãy tăng cường các món xào, rán.
  • Để đảm bảo lượng Glucid: Cần cân đối giữa 2 bữa chính và bữa phụ trong ngày. Bữa chính sáng có thể cho trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể ăn một số món như: bánh bông lan, chè,…

Xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non: Đa dạng thực đơn ăn uống của trẻ

Đa dạng thực đơn ăn uống của trẻ

Với trẻ mầm non, mọi chất dinh dưỡng đều cần thiết cho cơ thể trẻ. Bởi mỗi loại thực phẩm sẽ cung cấp một số dưỡng chất nhất định. Chính vì vậy, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non, cần kết hợp nhiều loại thực phẩm để làm thực đơn ăn uống của con đa dạng và không bỏ sót bất cứ nguồn chất nào.

Bên cạnh đó, mẹ hãy thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn như: xào, chiên, luộc,… để tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn. Kết hợp với một số loại thực phẩm, gia vị khác để tăng hương vị cho món ăn.

Thực đơn theo mùa và phù hợp với trẻ

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non, mẹ cũng cần chú ý xây dựng thực đơn theo điều kiện khí hậu của từng mùa. Cụ thể:

  • Vào mùa hè, tiết trời oi ả nóng nực thì mẹ nên thêm các món có nhiều nước cho bé như: các món canh, nước ép trái cây, chè,…
  • Vào mùa đông, thời tiết se lạnh thì mẹ có thể thêm các món xào, rán hay các món hầm nhừ để trẻ dễ ăn.

Trong quá trình chế biến, mẹ hãy băm nhỏ, thái nhỏ, nấu nhừ, mềm các loại thực phẩm. Những món ăn khô nên kèm theo nước sốt để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Bên cạnh đó, giai đoạn trẻ đi mầm non cũng là lúc con cần tập quen với mỗi trường mới, bé dễ biếng ăn, ốm vặt và chậm tăng cân hơn. Do vậy, ngoài việc tăng cường dưỡng chất cho bé qua thực phẩm, các mẹ cũng đừng quên kết hợp cho bé dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe cho trẻ. Điều này giúp tạo cho bé tiền đề khỏe mạnh, con ăn ngoan và phát triển toàn diện.

Kinh nghiệm xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non biếng ăn

Kết hợp bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe cho trẻ chậm lớn, còi xương

Trên đây là kinh nghiệm xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng cho trẻ mầm non biếng ăn mẹ có thể tham khảo. Giúp trẻ có một chế độ ăn uống hợp lí, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và giúp các mẹ phần nào yên tâm trong việc chăm sóc bé yêu.

Tổng hợp: Minh Thúy

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone