Trẻ thường xuyên bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và chủ yếu là do trẻ lười ăn rau, thiếu chất xơ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển trí tuệ và thể chất sau này. Vậy trẻ lười ăn rau bị táo bón, mẹ nên làm gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Lượng rau xanh cần thiết cho trẻ nhỏ mẹ cần biết
Rau xanh không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn cung cấp chất xơ giúp trẻ chống táo bón. Một bữa ăn thiếu rau xanh sẽ làm giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. Nghiên cứu cho thấy nếu chỉ ăn thịt cá mà không ăn rau xanh, thì khả năng hấp thụ chất đạm giảm đi từ 15-20%. Thực tế, nhiều bà mẹ cho rằng cần cho con ăn nhiều chất bổ là được ( cho ăn nhiều chất đạm) mà không cần rau xanh, hoặc ăn quả chín thay rau cũng không đúng. Tuy rau xanh và quả đều cung cấp vitamin và khoáng chất nhưng không thể thay thế, vì hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại khác nhau, rau là nguồn cung cấp chất xơ tạo khuôn phân, kích thích nhu động ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, chống táo bón.
Vậy lượng rau cần cho trẻ một ngày là bao nhiêu? Mẹ hãy lưu ý để bổ sung đủ lượng rau cho trẻ nhỏ trong bữa ăn hàng ngày nhé!
Để tập cho trẻ thói quen thích ăn rau mẹ phải tập cho con ăn từ nhỏ, cho ăn đa dạng nhiều loại rau, như vậy khi lớn trẻ sẽ có thói quen thích ăn rau cũng là biện pháp phòng chống thừa cân béo phì, chống táo bón ở trẻ, mà phần lớn các trẻ lười ăn rau gặp phải.
Tạo sự phong phú trong thực đơn
Tạo sự phong phú trong thực đơn
Khi bàn ăn có các món ăn yêu thích, bé thường cảm thấy vui vẻ, hứng thú với đồ ăn hơn. Vì vậy, hãy thêm một chút rau vào các món yêu thích của bé. Ví dụ, nếu bé thích trứng, bạn có thể trộn rau củ cùng trứng để rán lên hoặc hấp rồi cho bé ăn. Hoặc nếu bé thích bún, phở thì có thể băm nhỏ lá rau vào nước dùng hoặc làm mỳ xào, hiểu được ý thích của con, mẹ sẽ có những cách chế biến món ngon cho bé lười ăn rauphù hợp nhất với khẩu vị của con. Khi đó, bé sẽ không còn từ chối những món rau thơm ngon đúng sở thích nữa.
Chăm sóc hệ tiêu hóa cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ
Cách tiếp theo giúp bé không còn lười ăn rau đó là chăm sóc hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa yếu, bé sẽ kén ăn và đặc biệt không hứng thú đối với rau xanh. Để chăm sóc hệ tiêu hóa ngoài việc cân đối dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho trẻ. Những sản phầm này giúp bé ăn ngon, hấp thụ tốt và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cho bé
Theo đó, mẹ hãy ưu tiên các sản phẩm có chiết xuất từ thảo mộc như hồng sâm, Amomum Fruit, khúng khéng,… cực kỳ lành tính, hỗ trợ sức khỏe, tiêu hóa của con cũng sẽ tốt và giúp bé ăn ngon tự nhiên. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng có nguồn gốc để có thể bổ sung cho trẻ một cách an toàn mà hiệu quả.
Tạo hứng thú qua các món ăn từ rau
Tạo hứng thú qua các món ăn từ rau
Theo chuyên gia phân tích tâm lý, trẻ sẽ có hứng thú nếu được vào bếp cùng bố mẹ. Trẻ nhỏ có sự sáng tạo cao và thích được khám phá cái mới . Bố mẹ nên cùng con nấu những món ăn với rau củ, trang trí, tạo hình món ăn theo ý thích của trẻ. Trẻ sẽ thường thức món ăn mình làm một cách vui vẻ. Việc làm này giúp khơi dậy sự hứng của con với rau củ. Từ đây, trẻ thích ăn rau hơn và hình thành thói quen ăn rau. Đây là một thói quen tốt nên được phát huy và duy trì thường xuyên mẹ nhé.
Giúp bé hiểu được tác dụng của rau xanh
Việc giải thích cho trẻ hiểu được tác dụng tốt của rau xanh có thể khá khó khăn. Nhưng ngược lại nó mang lại công dụng tuyệt vời. Trẻ nhỏ luôn muốn thể hiện mình là người lớn và hiểu được nhiều thứ. Nắm được tâm lý này, mẹ hãy nói về những công dụng tích cực của việc ăn rau xanh. Ví dụ: giúp con cao lớn hơn, da đẹp hơn, mắt sáng và không còn táo bón.