Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn

Tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý khá phổ biến và thường gặp trẻ bước vào giai đoạn có sự biến đổi về thể chất. Vậy biếng ăn sinh lý thường xuất hiện ở giai đoạn nào và cách khắc phục ra sao? Cùng Herokid Gold tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn ngay sau đây nhé!

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý được chia theo nhiều giai đoạnkhác nhau. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này sẽ ở các giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi.

Giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi

Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn

Trẻ 3 tháng tuổi biếng ăn sinh lý

Khi nói đến tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn, phải kể đến giai đoạn trẻ 3 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu thích nghi dần với mọi thứ xung quanh, bắt đầu ê a, nhóp nhép miệng, tập lật và khám phá những gì đang diễn ra xung quanh. Khi mới tập lật sẽ có những tác động sinh lý khiến bé cảm thấy không ngon miệng khi bú, bé bú ít hẳn so với thông thường. Tuy nhiên, các mẹ nên yên tâm, trẻ sẽ quay lại bú bình thường khi lật được và lật thành thạo.

Giai đoạn trẻ 6-9 tháng tuổi

Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn

Trẻ giai đoạn 6-9 tháng tuổi biếng ăn sinh lý

Ở giai đoạn này, khả năng vận động của trẻ sẽ có nhiều bước phát triển. Khi đó, con bắt đầu biết bò, có thể đang tập đi và cũng đã mọc được nhiều răng hơn. Những sự thay đổi trong cơ thể cùng xảy ra cùng với sự thích thú khám phá thế giới bên ngoài khiến trẻ biếng ăn.

Ngoài ra, đây cũng là thời gian trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Việc chuyển sang một chế độ ăn mới, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới cũng là lý do khiến trẻ biếng ăn.

Giai đoạn trẻ 16-18 tháng tuổi

16-18 tháng tuổi là giai đoạn này trẻ đã biết đi nên thích chạy nhảy. Trong giai đoạn này, trẻ thích khám phá và tìm tòi mọi thứ xung quanh. Vì vậy, trẻ thường rất mải chơi khiến trẻ không những biếng ăn mà còn lười ngủ.

Giai đoạn trẻ 3 tuổi

Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn

Trẻ trên 3 tuổi biếng ăn sinh lý

Đây là giai đoạn bé bắt đầu được cho đi học nhà trẻ. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống sẽ tác động đến tâm lý khiến trẻ biếng ăn. Giai đoạn này là độ tuổi tâm lý của trẻ có nhiều thay đổi, điển hình là tình trạng khủng hoảng tuổi lên 3. Vì vậy, đây cũng là giai đoạn khó khăn đối với cả bé và bố mẹ.

Trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn, mẹ phải làm sao?

Ngay từ khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu chán ăn, mẹ cần có chế độ chăm sóc phù hợp với từng độ tuổi.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn Sữa mẹ vẫn là lựa chọn tối ưu dành cho trẻ

Trẻ 6 tháng tuổi, các cơ quan vị giác và hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Cho nên, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ là sự lựa chọn tối ưu dành cho trẻ. Mẹ hãy cho con bú hay uống sữa theo nhu cầu và chia nhỏ cữ bú của con.

Ngoài ra, mẹ nên rèn cho trẻ thói quen ăn ngủ đúng giờ và cố gắng duy trì các cữ bú, giấc ngủ đều đặn cho trẻ.

Với trẻ từ 6-12 tháng tuổi

Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn

Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày

Đây là thời điểm trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cần lưu ý mọi thức ăn đều mang tính làm quen. Do đó, để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý trong giai đoạn 6-12 tháng, mẹ hãy tôn trọng nhu cầu và sở thích ăn uống của con.

Tốt nhất mẹ hãy cho con ăn thành bữa, thời gian giữa các bữa ăn cách nhau trong khoảng 3h30p – 4h để con có cảm giác đói hơn. Tuy vậy, trong giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể trẻ. Vì thế, nếu con biếng ăn thì việc cân đối lại lượng sữa và thức ăn hàng ngày là rất cần thiết để con có thể hào hứng với bữa ăn hơn.

Với trẻ trên 1 tuổi

Tìm hiểu ngay tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ

Thức ăn trở thành nguồn dinh dưỡng chính với trẻ trong giai đoạn này. Để trị trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn, mẹ hãy:

  • Chế độ ăn uống đa dạng, đảm bào đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi, kẽm, Lysine,… hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Tập thói quen ăn uống cho trẻ. Cho trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn, không tivi, điện thoại.
  • Thay thế sữa công thức thành sữa tươi không đường và tăng lượng nước uống hàng ngày cho con. Lưu ý, giảm sữa từ từ để trẻ có thể hấp thu hết dinh dưỡng.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại đồ ăn chứa nhiều đường, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ bởi chúng rất ít dinh dưỡng.
  • Cho bé ăn cùng gia đình để tạo không khí thân mật và vui vẻ, thoải mái và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Không kéo dài bữa ăn của trẻ, không quá 30 phút với bữa chính và 20 phút với bữa phụ.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã biết được tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý theo từng giai đoạn. Từ đó, có được cách chăm sóc trẻ phù hợp, giúp bé yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    Zalo
    fb
    Điện thoại tư vấn
    Giao hàng tận nhà
    
    Fanpage
    Zalo
    Phone